Hầm mộ chứa hàng triệu bộ xương dưới lòng Paris

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các nhà nghiên cứu Pháp hy vọng có thể khám phá nguyên nhân người dân tử vong và cách dịch bệnh phát triển trong hơn 1.000 năm từ hầm mộ Paris chứa khoảng 6 triệu bộ hài cốt.

Các nhà nghiên cứu làm việc trong hầm mộ Paris. Ảnh: Philippe Charlier/LAAB/UVSQ

Các nhà nghiên cứu làm việc trong hầm mộ Paris. Ảnh: Philippe Charlier/LAAB/UVSQ

Trong nghiên cứu khoa học đầu tiên về hầm mộ Paris (Les Catacombes), một nhóm nhà khảo cổ, nhân chủng học, sinh vật học và bác sĩ đang kiểm tra một số hài cốt của ước tính 5 - 6 triệu người. Hài cốt của họ bị vứt xuống hầm mỏ đá vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Kết quả nghiên cứu sẽ hé lộ số người bị chôn vùi trong mê cung đường hầm thuộc hầm mộ, nguyên nhân họ tử vong và quá trình dịch bệnh dẫn tới cái chết của họ, Guardian hôm 20/10 đưa tin.

"Nghiên cứu của chúng tôi xem xét 1.000 năm lịch sử sức khỏe cộng đồng ở Paris và vùng ngoại ô, về thuốc thang và phẫu thuật mà mọi người trải qua cũng như căn bệnh mà họ mắc phải. Có nhiều nơi tập trung hài cốt trên thế giới nhưng đây có thể là nơi lớn nhất. Hầm mộ Paris là nơi lý tưởng để tiến hành nghiên cứu nhân chủng học", Philippe Charlier, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Hầm mộ Paris là một mạng lưới đường hầm dài 300 km ở độ sâu 20 m dưới lòng đất. Vào nửa cuối thế kỷ 18, nhà chức trách thành phố quyết định khai quật thi thể mai táng ở nghĩa trang Les Innocents tại trung tâm Paris và từ những nghĩa trang quá tải khác trong thành phố vì lý do sức khỏe.

Năm 1788, vào ban đêm, hoạt động di chuyển hàng triệu thi thể đã mai táng diễn ra. Xác chết được đào lên và chất đống lên xe bò kéo chạy ngang qua thành phố tới vùng ngoại ô, sau đó thả xuống hầm mỏ đá bị bỏ hoang và chất thành đống tại nơi chúng rơi xuống, theo Charlier. Năm 1810, nhà quý tộc Louis-Étienne Héricard de Thury, tổng thanh tra các mỏ đá, quyết định dành sự tôn trọng cho người chết bằng cách xếp hộp sọ và những đoạn xương dài như xương chày, xương đùi, xương cánh tay... lên tường trang trí. Nhưng phía sau mặt chính sắp xếp kỹ lưỡng, vô số xương còn lại nằm lộn xộn.

Sau khi một mặt chính sụp đổ năm 2022, nhóm của Charlie đến từ Đại học Versailles và Saint-Quentin-en-Yvelines có cơ hội nghiên cứu khu vực. Ngoài xem xét phẫu thuật cắt cụt chi, khoan xương, khám nghiệm và ướp xác mà người chết trải qua, nghiên cứu bao gồm ngành cổ bệnh học để xác định bệnh dịch và bệnh nhiễm ký sinh trùng mà họ mắc phải cũng như tình trạng nhiễm độc kim loại nặng, bao gồm chì, thủy ngân, thạch tín và antimon. Theo Charlier, bệnh tật để lại dấu vết trên xương người, bao gồm còi xương, giang mai và bệnh phong, dễ nhận biết hơn, nhưng mẫu ADN từ răng cho phép họ xác định tác nhân truyền nhiễm như dịch bệnh gây chết người quá nhanh để lưu lại dấu vết.

Tính đến nay, nhóm của Charlie đang kiểm tra xương và lấy mẫu vật. Ông cho biết phóng xạ carbon sẽ cho phép họ tìm hiểu niên đại của hài cốt và việc đếm sẽ giúp ước tính chính xác hơn số lượng hài cốt trong hầm mộ. Ông ước tính con số lên tới hơn 6 triệu. Hiện nay, dự án đang ở năm thứ ba và nhóm nghiên cứu sẽ công bố phát hiện sơ bộ đầu tiên trước dịp cuối năm.

Bộ hài cốt nằm trong quan tài lót chì lộ ra khi Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy hóa ra thuộc về một nhân vật nổi tiếng thời Phục Hưng của Pháp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khang (Guardian) ([Tên nguồn])
Tin tức Pháp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN