Hai quốc gia muốn gia nhập nhóm BRICS: Trung Quốc lên tiếng
Việc Iran và Argentina chính thức nộp đơn xin gia nhập nhóm có Nga và Trung Quốc là động thái được Bắc Kinh hoan nghênh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên.
BRICS hay còn gọi là nhóm các nền kinh tế mới nổi, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Các quốc gia trong nhóm cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện các mục tiêu chung để tiến tới trở thành các nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
“Các nước thành viên BRICS đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết và sức mạnh giữa các nước đang phát triển. Iran sẵn sàng cung cấp tất cả các nguồn lực và lợi thế, bao gồm dự trữ năng lượng, nguồn nhân lực và thành tựu khoa học, để giúp các nước BRICS đạt được mục tiêu”, Đại sứ quán Iran cho biết trong thông điệp gửi tới tờ Thời báo Hoàn Cầu. “Iran là một đối tác bền vững và đáng tin cậy của BRICS”.
Tổng thống Argentina Alberto Fernandez cũng bày tỏ mong muốn rằng, nước này có thể trở thành thành viên chính thức của BRICS.
Phản ứng trước đơn xin gia nhập của Iran và Argentina, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói, vận mệnh của BRICS và các nước mới nổi, đang phát triển đan xen chặt chẽ.
“Trung Quốc với tư cách là chủ tịch luân phiên của BRICS năm nay, tích cực ủng hộ cơ chế mở rộng nhóm”, ông Triệu nói.
Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ngày 23.6, các nước thành viên đã nhất trí thảo luận về thủ tục và các tiêu chuẩn để kết nạp thành viên mới.
Feng Xingke, Tổng thư ký Diễn đàn Tài chính Thế giới kiêm Giám đốc Trung tâm BRICS và Quản trị Toàn cầu, nói trên tờ Hoàn Cầu rằng, BRICS đang là điểm đến hấp dẫn cho các quốc gia mới nổi nhằm tìm kiếm sự phát triển chung.
Ông Feng nói Iran có thể giúp BRICS sử dụng hiệu quả các nguồn lực và thị trường, trong khi Argentina đóng vai trò giúp thúc đẩy hợp tác giữa BRICS và các quốc gia ở Mỹ Latin.
Theo ông Feng, một quốc gia chỉ có thể gia nhập nhóm BRICS khi được toàn bộ 5 nước thành viên trong nhóm tán thành. Hiện chưa rõ các quy trình cụ thể để BRICS kết nạp Iran và Argentina.
Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng nhất trong nhóm nên sự ủng hộ của Trung Quốc được coi là yếu tố quan trọng. Lần gần nhất BRICS kết nạp thành viên là vào năm 2011, với sự tham gia của Nam Phi.
Hiện tại, các quốc gia trong nhóm BRICS chiếm 40% dân số thế giới, 25% nền kinh tế toàn cầu, 18% tỉ trọng thương mại toàn cầu và đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế thế giới.
Nhóm BRICS cũng thể hiện lập trường phản đối các cuộc đối đầu ý thức hệ, phản đối một cuộc chiến tranh lạnh mới, ông Feng nói.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như khủng hoảng lương thực, an ninh, phục hồi kinh tế sau đại dịch và ổn định tài chính toàn cầu trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine.
Trong khi đó, các nhóm do Mỹ lãnh đạo như G7 và NATO lại không đem tới giải pháp cho những thách thức nghiêm trọng mà thế giới đang đối mặt, ông Feng nhận định.
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ngày 28.6 ra tuyên bố chung nhắc đến Trung Quốc 14 lần, chỉ trích mối quan hệ của Trung Quốc với Nga, vấn đề...
Nguồn: [Link nguồn]