Hải quân Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn?
Tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc đã lỗi thời, không còn phù hợp ở thời đại mới, có thể tác động trực tiếp đến kết quả giao tranh trước những đối thủ có hạm đội hiện đại như Mỹ.
Chiến đấu cơ Trung Quốc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Đây là nhận định của tác giả David Axe, trong bài xã luận xuất bản trên tạp chí Forbes. Tác giả chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tư duy chỉ huy tác chiến của hải quân Trung Quốc và Mỹ.
“Chỉ huy và kiểm soát”, hay “kiểm soát và chỉ huy”. Cụm từ này chỉ khác nhau về thứ tự, nhưng dẫn đến sự khác biệt cơ bản khi các tướng lĩnh chỉ huy quân đội.
Vấn đề này rất đáng chú ý, trong bối cảnh hải quân Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng có nguy cơ đụng độ ở khu vực tây Thái Bình Dương.
Quân đội Trung Quốc, nhìn chung, có tư duy tác chiến theo kiểu chỉ huy và kiểm soát, nghĩa là mệnh lệnh đến từ cấp chỉ huy cao nhất.
Ngược lại, quân đội Mỹ có cách chỉ huy và kiểm soát tự do hơn. Các chỉ huy chỉ đặt ra nhiệm vụ, các cấp dưới có trách nhiệm tìm cách hoàn thành nhiệm vụ đó.
Cách chỉ huy như vậy phù hợp với môi trường tác chiến công nghệ cao trên biển hơn, tác giả David Axe dẫn nghiên cứu mới của tổ chức nghiên cứu quốc phòng RAND. “Phương pháp này giúp phát triển công nghệ và đổi mới tư duy chiến đấu nhanh hơn”, nghiên cứu cho biết.
Sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa và sự tinh vi của các hệ thống tác chiến điện tử phản ánh tầm quan trọng của chiến lược “chỉ huy và kiểm soát”.
Các tàu chiến cỡ nhỏ ngày nay cũng được trang bị hỏa lực mạnh, tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa vài trăm km. Trong khi đó, chiến thuật gây nhiễu, tác chiến điện tử và chống vệ tinh đang tạo ra trở lại đối với trung tâm chỉ huy, trong việc liên lạc với các hạm đội chiến đấu ở xa bờ.
Các sĩ quan trẻ, cấp thấp trong quân đội Mỹ được làm quen với cách tự quyết định phương án chiến đấu và có thể sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Ngược lại, hải quân Trung Quốc vẫn duy trì phương pháp tác chiến tập trung.
Một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hoàn chỉnh với sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân.
Nghĩa là các sĩ quan trước khi hành động cần phải báo cáo và xin ý kiến chỉ huy cấp cao hơn. Điều này đặt câu hỏi về khả năng tác chiến hiệu quả của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là khi Bắc Kinh đã hình thành các nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên.
“Hải quân Trung Quốc cần có những chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay, giống như phương Tây. Họ là những người có trách nhiệm chỉ huy các tàu chiến và máy bay trong nhiệm vụ tác chiến thời gian thực, không phải chờ lệnh từ sở chỉ huy”, Li jie, chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh, nói với RAND.
Ở thời điểm hiện tại, hạm đội Trung Quốc đang phát triển nhanh, hình thành nhóm tác chiến trong khi tư duy chiến đấu chưa theo kịp. Đó là thách thức đối với Trung Quốc và cũng là cơ hội với Mỹ.
Các nhà hoạch định chiến lược ở Washington cần phải khai thác triệt để điểm yếu này của hải quân Trung Quốc, tác giả David Axe nhận định.
Hải quân Mỹ càng hành động nhanh nhạy bao nhiêu, Trung Quốc sẽ càng phản ứng chậm bấy nhiêu bởi các tư lệnh không trực tiếp có mặt trên chiến trường sẽ không theo kịp.
“Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có trao quyền độc lập tác chiến cho hải quân”, các chuyên gia của RAND đặt câu hỏi. Và họ đến nay chưa nhận được câu trả lời.
Nguồn: [Link nguồn]
Báo chí Trung Quốc nhận định "sát thủ diệt hạm" mới của Đài Loan sẽ bị trực thăng chiến đấu Z-9 tiêu diệt...