Hải quân Philippines phản đối chính quyền, quyết không nhường đất cho dự án sân bay TQ

Hải quân Philippines cho biết, họ kiên quyết phản đối kế hoạch của chính quyền tỉnh Cavite về việc phải rời bỏ một căn cứ quân sự chiến lược để lấy đất xây dựng sân bay quốc tế hợp tác với Trung Quốc.

Bản thiết kế dự án sân bay hợp tác giữa Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) với chính quyền tỉnh Cavite, Philippines (ảnh: Inquirer)

Bản thiết kế dự án sân bay hợp tác giữa Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) với chính quyền tỉnh Cavite, Philippines (ảnh: Inquirer)

Tư lệnh hải quân Philippines Giovanni Carlo Bacordo cho rằng, lực lượng này không việc gì phải rời bỏ căn cứ quân sự để phục vụ một dự án sân bay do Tập đoàn Kiến thiết Giao thông Trung Quốc (CCCC) thực hiện.

CCCC cũng là công ty mới bị Mỹ trừng phạt vì tham gia xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông.

Sáng kiến xây dựng sân bay quốc tế ở Sangley Point (SPIA) do tỉnh Cavite đề xuất dự kiến sẽ đánh dấu sự hợp tác giữa CCCC và công ty MacroAsia của Philippines.

Tuần trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã “bật đèn xanh” cho các công ty nằm trong “danh sách đen” của Mỹ tiếp tục hợp tác làm ăn, tham gia các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này.

Ông Bacordo cho rằng, việc CCCC tham gia xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông đã khiến giới chức quốc phòng Philippines mất niềm tin.

“Căn cứ quân sự ở Sangley Point có ý nghĩa chiến lược. Đây cũng là nơi quân đội Mỹ từng đóng quân. Chúng tôi muốn duy trì quân đội ở đây để đảm bảo về vấn đề an ninh quốc gia”, ông Bacordo nói.

Vị trí của Sangley Point cho phép Hải quân Philippines thực hiện các hoạt động giám sát, nơi tập hợp binh sĩ và khí tài quân sự trước khi tiến hành các nhiệm vụ quốc phòng.

Hải quân Philippines tuyên bố phản đối dự án này (ảnh: SCMP)

Hải quân Philippines tuyên bố phản đối dự án này (ảnh: SCMP)

“Đây là nơi án ngữ lối vào vịnh Manila – trung tâm của cả quốc gia. Nếu Manila thất thủ, cả đất nước cũng sẽ thất thủ. Chúng tôi phải ở lại đây để bảo vệ vịnh Manila”, ông Bacordo nhận định.

Tuy nhiên, ông Bacordo cho rằng, chính quyền tỉnh Cavite có thể hợp tác với Trung Quốc để xây sân bay ở chỗ khác. Miễn là hải quân không phải rời khỏi căn cứ quân sự quan trọng này.

Ngay sau khi Mỹ tuyên bố trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc có tham gia hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr cho biết, ông sẽ khuyến nghị chính phủ chấm dứt quan hệ với các công ty này.

Tuy nhiên, kế hoạch của ông Teodoro Locsin Jr không được thực hiện khi Tổng thống Duterte mời gọi những công ty Trung Quốc này tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho Philippines.

Bất chấp sự phản đối của Hải quân, chính quyền tỉnh Cavite cho biết, họ vẫn sẽ theo đuổi dự án xây dựng sân bay trị giá hơn 10 tỷ USD với Trung Quốc.

Chiến lược kinh tế mua hàng nội địa của TQ: Dân lấy đâu ra tiền?

Chiến lược kinh tế hướng nội, tập trung ưu tiên, phát triển thị trường tiêu dùng trong nước nhằm giảm bớt sự phụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Inquirer ([Tên nguồn])
Tin tức Philippines Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN