Hải quân Mỹ bắn rơi tên lửa xuyên lục địa từ ngoài khí quyển: Cảnh báo "rắn" Trung Quốc?
Hôm 18.11, hải quân Mỹ tuyên bố tên lửa được trang bị trên tàu khu trục của nước này đạt thành công “đột phá” khi bắn rơi một tên lửa xuyên lục địa trong cuộc tập trận gần đảo Hawaii. Theo các chuyên gia, hỏa lực vượt trội từ hải quân Mỹ có thể khiến lực lượng Trung Quốc ở Biển Đông lo ngại.
Tên lửa trang trị trên tàu khu trục của Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong một cuộc thử nghiệm (ảnh: SCMP)
“Vụ thử nghiệm dùng tên lửa đạn đạo đánh chặn tên lửa xuyên lục địa cho thấy sức mạnh hỏa lực vượt trội của Mỹ. Động thái này cũng nhằm đáp trả việc Trung Quốc phóng 2 tên lửa diệt tàu sân bay ở Biển Đông”, Zhou Chenming – chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh – nhận xét.
Hồi tháng 8 năm nay, Trung Quốc đã phóng tên lửa DF-26B và DF-21D xuống Biển Đông. Bắc Kinh không đưa ra bình luận nào về mục tiêu của 2 tên lửa này.
Tuần trước, một cựu đại tá thuộc quân đội Trung Quốc cho rằng, một trong hai tên lửa đã bắn trúng mục tiêu là một con tàu đang đi chuyển ở Biển Đông. Thông tin này không được kiểm chứng.
Vụ phóng tên lửa của Trung Quốc đã hứng nhiều chỉ trích từ Mỹ và khiến một số nước khác trong khu vực lo ngại.
Ông Zhou cho rằng, bằng thử nghiệm đánh chặn tên lửa xuyên lục địa từ tàu khu trục, Mỹ muốn thể hiện ưu thế quân sự trước Trung Quốc, cụ thể là hỏa lực ở đẳng cấp khác.
“Mỹ muốn chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng, họ vẫn dư sức bảo vệ các đồng minh ở châu Á và 2 tên lửa Trung Quốc bắn xuống Biển Đông có thể bị đánh chặn dễ dàng”, ông Zhou nói.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, đây là lần đầu tiên một tàu khu trục Mỹ sử dụng tên lửa Standard Missile-3 (SM-3) Block IIA để đánh chặn tên lửa xuyên lục địa (ICBM) đang bay từ ngoài không gian.
Mỹ đang muốn thể hiện ưu thế hỏa lực vượt trội trước Trung Quốc, theo chuyên gia (ảnh: AP)
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Song Zhongping ở Hong Kong lại cho rằng, tên lửa SM-3 Block IIA của Mỹ không thể đánh chặn các tên lửa xuyên lục địa như DF-41 và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26B của Trung Quốc.
“Khả năng của SM-3 là khá hạn chế. Tên lửa này chỉ có thể chống lại những ICBM do Triều Tiên hay Iran phát triển”, ông Song nói.
Theo các chuyên gia, mặc dù mới đây Triều Tiên vừa “trình làng” loại tên lửa được cho là lớn nhất thế giới, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, nhưng vì tên lửa “quái vật” của Bình Nhưỡng chưa được thử nghiệm, nên Mỹ chưa mấy để tâm.
“Vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa của Mỹ cho thấy để duy trì lợi thế ở Biển Đông, Trung Quốc cần nỗ lực đổi mới chương trình tên lửa, thay thế các tên lửa đạn đạo thế hệ cũ bằng loại tiên tiến hơn”, ông Song nói thêm.
Nguồn: [Link nguồn]
Chỉ còn chưa đầy 10 tuần nữa, ông Trump sẽ phải rời Nhà Trắng. Tổng thống Trump đang nỗ lực dành những ngày cuối cùng...