Hải quân Colombia chặn bắt tàu ngầm trên biển, phát hiện điều bất ngờ bên trong
Toàn bộ 4 người trong tàu ngầm có để đã chết nếu Hải quân Colombia không kịp thời chặn bắt con tàu.
Tàu ngầm chở ma túy bị bắt giữ ngoài khơi Colombia (ảnh: Daily Mail)
Daily Mail hôm 13/3 đưa tin, Hải quân Colombia hôm 12/3 đã thu giữ hơn 2,6 tấn cocaine (ma túy) trên một tàu ngầm ngoài khơi. Tàu ngầm bị bắt giữ dài khoảng 15 mét. Mỗi tàu ngầm kiểu này có thể chở tối đa 6 tấn ma túy.
Bên trong tàu ngầm, các binh sĩ Colombia cũng phát hiện 2 xác chết và 2 người trong tình trạng suy kiệt. Hai người này đã được đưa tới bệnh viện để chăm sóc.
Trong đoạn video, giới chức Colombia phải huy động hàng chục nhân viên để vận chuyển số ma túy từ tàu ngầm lên bờ. Số ma túy này trị giá khoảng 87 triệu USD, theo Daily Mail.
“Trong quá trình kiểm soát và duy trì an ninh hàng hải, Hải quân Colombia đã bắt giữ một chiếc tàu ngầm dài khoảng 15 mét. Bên trong tàu chứa 2.643 kg cocaine. Số ma túy này được vận chuyển để tiêu thụ trên khắp địa bàn Trung Mỹ”, Bộ Quốc phòng Colombia hôm 12/3 thông báo.
“Khi tiếp cận tàu ngầm, các binh sĩ phát hiện 2 xác chết và 2 người khác trong tình trạng sức khỏe suy kiệt”, Bộ Quốc phòng Colombia cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Colombia, động cơ của tàu ngầm dường như đã gặp sự cố, khiến khí thải rò rỉ trong tàu.
Số ma túy thu được từ tàu ngầm (ảnh: Daily Mail)
Người bị thương trên tàu được đưa tới bệnh viện (ảnh: Daily Mail)
Truyền thông Colombia đưa tin, tàu ngầm chở ma túy bị Hải quân bị bắt giữ thuộc sở hữu của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC). Giới chức Colombia trước đó đã bắt giữ 2 tàu ngầm chở ma túy của FARC.
FARC là nhóm vũ trang hoạt động mạnh ở Colombia từ năm 1964 – 2017. Mục tiêu của nhóm này là lật đổ chính phủ Colombia.
Theo Daily Mail, FARC tổ chức buôn bán ma túy, bắt cóc tống tiền để có tài chính phục vụ hoạt động. Địa bàn hoạt động chính của nhóm này là trong một số khu rừng rậm rạp ở biên giới Colombia.
FARC sử dụng tàu ngầm vận chuyển ma túy để tránh bị bắt giữ. Việc thiết kế và chế tạo tàu ngầm đòi hỏi nguồn lực và công nghệ khá cao. Tuy nhiên, tàu ngầm của FARC không thể lặn quá sâu.
Bước ngoặt lớn đã đến với Ali Fauzi – cựu thành viên băng khủng bố Jemaah Islamiyah (JI) khét tiếng ở Indonesia.
Nguồn: [Link nguồn]