Hai ngày nữa tàn dư khổng lồ từ tên lửa Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái Đất

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Mỹ đã truy vết được phần tàn dư tên lửa lớn của Trung Quốc đang trên đường quay trở lại Trái Đất một cách mất kiểm soát.

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 5B từ ngày 29/4

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 5B từ ngày 29/4

Lo ngại tàn dư tên lửa rơi như tai nạn máy bay

Ngày 6/5, hãng tin Reuters của Mỹ dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cho biết, tàn dư của tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc dự kiến đi xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất và sẽ rơi xuống địa cầu vào ngày 8/5.

Phi đoàn Kiểm soát Không gian thứ 18 tại Căn cứ Không quân Vandenberg, cách Los Angeles 257km đang theo dõi sát sao vật thể khổng lồ này, liên tục cập nhật vị trí của tàn dư tên lửa.

Dù đã theo dõi được đường đi của vật thể nhưng lực lượng của Mỹ chỉ có thể xác định chính xác vị trí tàn dư tên lửa trong vài giờ khi nó quay trở lại bầu khí quyền.

Ông Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn Harvard Smithsonian cho biết, vì có kích thước khổng lồ, nặng hơn 21 tấn nên khi đi qua bầu khí quyển, phần tàn dư tên lửa có thể sẽ không bị thiêu rụi hết và có thể để lại kích thước lớn khi đáp xuống Trái Đất.

Khi đó, tầng lõi của tên lửa Trường Chinh 5B sẽ vỡ thành nhiều mảnh tương tự như một vụ tai nạn máy bay nhỏ. Song, ông dự đoán, khả năng nó sẽ rơi xuống biển vì 70% Trái Đất là đại dương.

Dựa theo quỹ đạo bay của vật thể, chuyên gia Mỹ dự kiến khu vực tàn dư tên lửa rơi xuống sẽ ở khoảng từ phía Bắc thành phố New York (Mỹ), thành phố Madrid (Tây Ban Nha) hoặc thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đến phía Nam của Nam Chile và Wellington (New Zealand).

Lười nhác và cẩu thả?

Qua sự việc, chuyên gia Mỹ nhận định, hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tìm cách thiết kế tàu vũ trụ làm sao tránh những tàn dư lớn rơi trở lại không kiểm soát.

Trên thế giới, động cơ phóng tên lửa bao gồm 2 phần: động cơ giai đoạn 1 lớn và động cơ giai đoạn 2 nhỏ hơn. Khi tên lửa có cấu hình 2 phần như vậy được phóng lên, đầu tiên, động cơ giai đoạn 1 chịu trách nhiệm tạo ra lực đẩy cho tên lửa, khi hoàn thành nhiệm vụ nó sẽ bị ngắt kết nối và rơi xuống biển. Sau đó, động cơ giai đoạn 2 sẽ làm nốt nhiệm vụ đẩy tên lửa lên quỹ đạo.

Còn, tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc chỉ có một động cơ gọi là tầng lõi giúp đẩy tên lửa có trọng tải lớn hơn so với các tên lửa thông thường. Nên sau khi phụ trách đẩy tên lửa tới đích, nó sẽ tự động tách ra và bị vô hiệu hoá, tạo thành vật thể khổng lồ rơi trở lại Trái Đất.

Từ những năm 1979 đến nay, gần như không có những trường hợp rác vũ trụ trở lại Trái Đất với kích thước lớn như thế. Cho nên, việc để hiểm hoạ trên xảy ra đồng nghĩa các nhà thiết kế tên lửa Trung Quốc đã lười nhác, không giải quyết vấn đề này, ông McDowel nhận định và chỉ trích đây là hành vi cẩu thả.

Trung Quốc tố phương Tây thổi phồng sự việc

Tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc mang phần mô-đun đầu tiên của Trạm vũ trụ do Trung Quốc tự xây dựng, đã rời bệ phóng trên đảo Hải Nam, Trung Quốc từ ngày 29/4.

Từ phía Trung Quốc, truyền thông nước này chỉ trích cách viết của báo giới Mỹ. Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cho rằng, cách dùng những từ như vượt ngoài tầm kiểm soát, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng của phương Tây là thổi phồng sự việc.

Tình hình không có gì đáng phải hoảng loạn, tờ Global Times dẫn lời các chuyên gia trong ngành không gian vũ trụ tại Trung Quốc cho biết.

“Hầu hết các tàn dư từ tên lửa như vậy sẽ bị thiêu đốt khi đi qua bầu khí quyển trong lúc quay trở lại Trái Đất.

Do đó, sẽ chỉ có một phần nhỏ của vật thể tiếp đất và có thể rơi xuống những khu vực cách xa khu vực sinh sống, hoạt động của con người hoặc rơi xuống biển”, Global Times dẫn nhận định của ông Wang Yanan, Tổng biên tập tạp chí Kiến thức Vũ trụ ở Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Tàn dư tên lửa TQ to như tòa nhà 10 tầng sắp rơi xuống Trái đất và căng thẳng Mỹ - Trung

Tàn dư tên lửa Trung Quốc, dự kiến rơi xuống Trái Đất trong 1-2 ngày tới, đánh dấu một "đấu trường" mới giữa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN