Hắc long, bạch long, huyết long tượng trưng cho điều gì theo quan niệm của người Trung Quốc?

Trong văn hóa Trung Quốc, màu sắc của mỗi loại rồng quyết định ý nghĩa của chúng. Không phải tự nhiên, người Trung Quốc ưa thích huyết long, bạch long nhưng lại e sợ hắc long.

Hình ảnh rồng đỏ xuất hiện trong đồ trang trí đám cưới ở Trung Quốc. Ảnh: Amazon

Hình ảnh rồng đỏ xuất hiện trong đồ trang trí đám cưới ở Trung Quốc. Ảnh: Amazon

Rồng, một sinh vật huyền thoại, đã "ăn sâu" vào mọi ngóc ngách văn hóa Trung Quốc, từ truyền thuyết, lễ hội, nghệ thuật, cho đến thành ngữ, tên người hay thậm chí cả màu sắc. Theo trang Connolly Cove, mỗi màu sắc của rồng Trung Quốc đều có ý nghĩa riêng.

Rồng xanh dương (thanh long) và xanh lục 

Rồng xanh dương và rồng xanh lục ở Trung Quốc tượng trưng cho thiên nhiên, sức khỏe, hòa bình, hàn gắn và phát triển. Sử dụng biểu tượng rồng xanh dương và xanh lục thể hiện mùa xuân đang đến gần khi cây cối đâm chồi nảy lộc và sự sống bắt đầu từ đất.

Ngoài ra, thanh long còn là một trong 4 thần thú trong thần thoại Trung quốc (gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ - lần lượt đại diện cho 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc). Thanh Long đại diện cho hướng đông, có thể điều khiển mưa gió theo quan niệm ở Trung Quốc.

Rồng đỏ (huyết long)

Biểu tượng rồng đỏ khá phổ biến ở Trung Quốc vì người dân xem đỏ là màu của may mắn. Hình ảnh rồng đỏ thường được trang trí cho các tòa nhà, phòng cưới hay lễ hội. Ở các dịp lễ lớn, nhiều người Trung Quốc trang hoàng nhà cửa bằng hình ảnh rồng đỏ vì quan niệm làm như vậy sẽ có nhiều may mắn. Đỏ cũng là màu chủ đạo được sử dụng trong các sự kiện múa rồng.

Rồng đen (hắc long)

Theo quan niệm của người Trung Quốc, hắc long tượng trưng cho sự báo thù và cái ác. Ảnh minh họa: Reneweveryday

Theo quan niệm của người Trung Quốc, hắc long tượng trưng cho sự báo thù và cái ác. Ảnh minh họa: Reneweveryday

Nhiều người Trung Quốc quan niệm rồng đen (hắc long) gắn liền với sự báo thù và cái ác. Thời cổ đại ở Trung Quốc, rồng đen được xem là dấu hiệu của những thảm họa như bão lớn hay lũ lụt.

Trong nhiều bộ phim Trung Quốc ngày nay, các băng nhóm tội phạm thường dùng rồng đen làm biểu tượng của băng đảng. Các thành viên băng đảng cũng xăm hình rồng đen lên người.

Rồng trắng (bạch long)

Dù màu trắng là đại diện cho tang tóc trong văn hóa Trung Quốc nhưng rồng trắng lại tượng trưng cho sự thuần khiết. Ảnh: iStock

Dù màu trắng là đại diện cho tang tóc trong văn hóa Trung Quốc nhưng rồng trắng lại tượng trưng cho sự thuần khiết. Ảnh: iStock

Dù màu trắng trong văn hóa Trung Quốc đại diện cho cái chết, nhưng rồng trắng lại tượng trưng cho đức hạnh và sự thuần khiết.

Rồng vàng (hoàng long)

Màu vàng là màu có ý nghĩa quan trọng với nhiều người Trung Quốc. Nó được xem là màu của hoàng tộc. Rồng vàng được xem là biểu tượng của vua chúa ngày xưa, tượng trưng cho quyền lực, trí tuệ và giàu sang. Rồng vàng còn được xem là đại diện cho các vị thần hoặc mùa màng ở Trung Quốc.

Các loại rồng trong văn hóa Trung Quốc

Rồng có cánh

Theo truyền thuyết ở Trung Quốc, đây là loài được cho là sống ở trên bầu trời và là tổ tiên của loài rồng. Nó có thể kiểm soát 4 mùa.

Rồng cuộn

Đây là loài được cho là sống trên cạn và không thể bay. Truyền thuyết ở Trung Quốc cho rằng loài này có thể kiểm soát được thời gian.

Rồng có sừng

Theo truyền thuyết Trung Quốc, rồng có sừng là con rồng sống hơn 500 năm. Ở độ tuổi đó, nó mọc lên một cặp sừng. Rồng có sừng được cho là một con rồng quyền lực nhưng thường gây ra lũ lụt.

Rồng ngầm

Con rồng này được cho là sống ở biển, sông, hồ hoặc trong lòng đất. Nó được cho là có thể kiểm soát dòng chảy sông, suối.

Rồng kho báu

Theo truyền thuyết, rồng kho báu có thể bảo vệ các tài sản được cất giấu hoặc tài sản cá nhân.

Vua rồng (Long vương)

Long vương, con rồng mạnh và thông minh nhất trong thần thoại Trung Quốc, có thể biến đổi thành nhiều hình dạng khác nhau, kể cả hình dạng của con người. Long vương trong thần thoại là nhân vật cai quản các vùng biển ở Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Một nhiếp ảnh gia vô tình phát hiện ra sinh vật hiếm gặp khi tới thăm địa điểm để quay các loài chim và động vật hoang dã ở Thái Lan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN