Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm ông Trump

Nghị quyết H.Res.21 không có hiệu lực pháp lý mà chỉ thể hiện sự ủng hộ của Hạ viện Mỹ trước lời kêu gọi bãi nhiệm Tổng thống Donald Trump.

Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 để bãi nhiệm đương kim Tổng thống Donald Trump, đài ABC News đưa tin.

Đêm 12-1, theo giờ Mỹ (tức trưa 13-1, theo giờ Việt Nam), nghị quyết H.Res.21 về việc kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence bãi nhiệm ông Trump đã được thông qua. Kết quả bỏ phiếu là 223 phiếu thuận (bao gồm một phiếu từ đảng Cộng hòa) và 205 phiếu chống.

"Ông ấy (tức Tổng thống Trump) đã không che chở và bảo vệ cho quá trình bầu cử tổng thống - cơ chế mà chính nó là một quá trình dân chủ. Ông ấy đã không tôn trọng việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình" - nghị sĩ Jamie Raskin (đảng Dân chủ, bang Maryland), người trình dự thảo nghị quyết, nói trong phiên họp tối 12-1.

"Ông ấy đã không quan tâm tới việc pháp luật được thi hành một cách trung thực. Ông ấy không bảo vệ nền cộng hòa trước sự nổi dậy của đám đông, trước sự xâm lược và thù địch" - ông Raskin tiếp tục chỉ trích ông Trump. 

Kết quả bỏ phiếu dự thảo nghị quyết H.Res.21 tại Hạ viện Mỹ: 223 phiếu thuận (YEA), 205 phiếu chống (NAY), 0 phiếu trắng (PRES), 5 nghị sĩ vắng (NV). Ảnh: THE WASHINGTON POST

Kết quả bỏ phiếu dự thảo nghị quyết H.Res.21 tại Hạ viện Mỹ: 223 phiếu thuận (YEA), 205 phiếu chống (NAY), 0 phiếu trắng (PRES), 5 nghị sĩ vắng (NV). Ảnh: THE WASHINGTON POST

H.Res.21 là một nghị quyết không mang tính ràng buộc, không có hiệu lực pháp lý. Loại nghị quyết này thường được thông qua nhằm thể hiện sự tán thành hoặc phản đối của Hạ viện Mỹ về một vấn đề nào đó không thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp này.

Trước đó, Phó Tổng thống Pence đã viết thư cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, thể hiện rõ lập trường rằng ông sẽ không viện dẫn Tu chính án thứ 25 để bãi nhiệm ông Trump.

Ông Pence cho rằng việc áp dụng nội dung thứ tư trong Tu chính án thứ 25 để bãi nhiệm tổng thống - quy định chưa từng được áp dụng tại Mỹ - không phải hành động "phục vụ tốt nhất quyền lợi của đất nước". Ông Pence lo ngại nếu hành động như yêu cầu của Hạ viện, chính ông sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho nền chính trị Mỹ.

Ngoài áp lực bị bãi nhiệm, ông Trump còn đối mặt với nguy cơ lần thứ hai bị điều tra luận tội. Ngày 13-1, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về việc luận tội ông Trump vì liên quan tới vụ bạo loạn ngày 6-1 ở Điện Capitol.

Bên cạnh phe Dân chủ đang nắm đa số tại Hạ viện, ít nhất bốn nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu thuận cho nghị quyết luận tội ông Trump. 

Hạ viện “ép” phế truất ông Trump: Ông Pence ra quyết định

Động thái của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho thấy ông sẽ không "quay lưng" với Tổng thống Trump.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HOÀN ĐỨC ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN