Giúp nhà Thanh chiếm xong Trung Quốc, đội quân Bát Kỳ trở nên kém cỏi thế nào?

Trong công cuộc đánh bại triều Minh, chinh phục thành công Trung Quốc của nhà Thanh, không thể không nhắc tới sự đóng góp to lớn của đội quân Bát Kỳ. Đây cũng là một trong những đội quân nổi tiếng trong lịch sử thế giới.

Bát Kỳ - đội quân nổi tiếng anh dũng, thiện chiến của nhà Thanh (ảnh minh họa)

Bát Kỳ - đội quân nổi tiếng anh dũng, thiện chiến của nhà Thanh (ảnh minh họa)

Theo Thanh sử, Bát Kỳ là đội quân được thành lập dưới thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích – ông tổ của nhà Thanh. Ban đầu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích chia quân của mình thành 4 kỳ, lần lượt theo màu cờ là: Hoàng kỳ (vàng), Bạch kỳ (trắng), Hồng kỳ (đỏ) và Lam kỳ (xanh).

Năm 1616, sau khi hoàn thành việc thống nhất các bộ tộc người Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã có một lực lượng quân dân đông đảo. Ông tăng quân đội lên 4 kỳ nữa, gồm Tương Hoàng kỳ, Tương Bạch kỳ, Tương Hồng kỳ và Tương Lam kỳ.

Mỗi kỳ sẽ có 7.500 quân, tổng cộng Bát Kỳ có 6 vạn quân. Số quân Bát Kỳ liên tục tăng lên sau mỗi cuộc chinh phạt. Đến năm 1626, trong chiến dịch Ninh Viễn lần thứ nhất, quân số Bát Kỳ đã ở mức 13 vạn.

Trong 8 cánh quân, Tương Hoàng kỳ là lực lượng tinh tuệ và cao quý nhất, được điều khiển trực tiếp bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Bảy kỳ còn lại, ông giao cho các con trai và những người thân cận chỉ huy.

Những cánh quân mạnh như Hồng kỳ, Bạch kỳ và Hoàng kỳ, luôn là mục tiêu tranh chấp quyền chỉ huy, phân chia quyền lực trong hoàng tộc nhà Thanh.

Quân đội Bát Kỳ được thành lập bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ban đầu chỉ có 4 cánh quân (ảnh minh họa)

Quân đội Bát Kỳ được thành lập bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ban đầu chỉ có 4 cánh quân (ảnh minh họa)

Trong cuốn “biên niên sử thế giới – từ tiền sử đến hiện đại”, nguồn gốc hình thành đội quân Bát Kỳ của nhà Thanh được dựa trên câu chuyện về tám con rồng. Theo đó, Long Vương sinh được tám người con, tuy nhiên chúng luôn đấu đá và tranh giành lẫn nhau.

Cuối cùng, những con rồng này đã học được sự đoàn kết và cùng nhau tách mặt trời ra khỏi mặt trăng, đem lại sự sống cho vạn vật. Tám con rồng này đều được thêu trên cờ hiệu của từng cánh quân Bát Kỳ, thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh.

Bản thân tên gọi của nhà Thanh cũng xuất phát từ câu chuyện này. Theo đó, tên gọi của nhà Minh (明) được cấu thành từ các chữ “nhật” (日, mặt trời) và “nguyệt” (月, mặt trăng), đều liên quan tới thuộc tính hỏa (lửa).

Chữ thanh (清) được cấu thành từ bộ thuỷ (水), ám chỉ sắc xanh (青), cả hai đều có nghĩa là thuộc tính thuỷ (nước). Theo thuyết Ngũ hành, thủy khắc được hỏa, ám chỉ việc nhà Thanh sẽ thay thế nhà Minh.

Câu chuyện về tám con rồng hùng mạnh là nguồn cảm hứng xây dựng nên đội quân Bát Kỳ và tên gọi của nhà Thanh (ảnh minh họa)

Câu chuyện về tám con rồng hùng mạnh là nguồn cảm hứng xây dựng nên đội quân Bát Kỳ và tên gọi của nhà Thanh (ảnh minh họa)

Trong quân đội Bát Kỳ hầu như không có người Hán, những người Hán nhập ngũ sẽ được bố trí ở Lục doanh (6 doanh trại dành riêng cho người Hán nhập ngũ). Thời điểm hùng mạnh nhất, nhà Thanh có 25 vạn quân Bát kỳ và 65 vạn quân Lục doanh.

Từ khi thành lập, quân Bát Kỳ đã lập được nhiều chiến công hiển hách, như trận Tát Nhĩ Hử, chinh phục Triều Tiên, Mông Cổ, đánh bại quân Sa Hoàng (Nga) và quan trọng nhất, là tiêu diệt nhà Minh, làm chủ Trung Quốc.

Quân Bát kỳ có sức chiến đấu rất cao, kỷ luật chặt chẽ và được trang bị đầy đủ. Ngoài những vũ khí thông thường, quân Bát Kỳ còn có cả súng ống, hỏa pháo và đại bác.

Dưới thời nhà Thanh, các doanh trại Bát Kỳ đóng rải rác trên khắp cả nước, nhằm đề phòng và nhanh chóng dập tắt những cuộc phản loạn của người Hán.

Tuy nhiên, do thực hiện chế độ cha truyền con nối, phân biệt đối xử, quân Bát Kỳ nhanh chóng bị thoái hóa. Theo quy định của nhà Thanh, những bé trai nếu thuộc dòng dõi Bát Kỳ, khi mới chào đời, lập tức đã được coi là một binh sĩ, có bổng lộc riêng. Dù rằng, sau khi lớn lên, có thể những người này không hề được huấn luyện quân sự, mà chỉ làm công việc bình thường.

Chính vì quản lý lỏng lẻo, theo thời gian, quân Bát Kỳ ngày càng trở lên kiêu ngạo, không có tinh thần chiến đấu. Nạn tham nhũng còn khiến việc duy trì đội quân này trở thành gánh nặng lớn về kinh tế, đối với nhà Thanh.

Cờ lệnh có thêu hình rồng của quân Bát Kỳ (ảnh minh họa)

Cờ lệnh có thêu hình rồng của quân Bát Kỳ (ảnh minh họa)

Dưới thời hoàng đế Khang Hy, xảy ra cuộc biến loạn do Ngô Tam Quế cầm đầu, lịch sử gọi là Loạn Tam phiên (1673-1681). Quân Bát Kỳ lúc này đã bộc lộ sự yếu kém, Khang Hy phải lấy quân Lục doanh của người Hán làm lực lượng chủ yếu để dẹp loạn.

Thanh sử chép lại, năm Càn Long thứ 48 (năm 1784), Càn Long tổ chức duyệt quân Bát Kỳ tại Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang ngày nay). Quân Bát Kỳ trong bài bắn cung đã liên tục bắn trượt, thậm chí, còn có nhiều người bị ngã ngựa, trong khi sở trường của đội quân này là kỵ binh.

Sự kém cỏi của quân Bát Kỳ sau này đã khiến Càn Long đã tỏ ra vô cùng thất vọng. Ngay cả Phúc Khang An – một vị tướng tài năng thời Càn Long, cũng nhiều lần phàn nàn về việc quân Bát Kỳ chỉ được huấn luyện những bài tác chiến cũ kỹ, thiếu kỷ luật.

Trong chiến dịch trấn áp cuộc nội dậy cũng những bộ tộc vùng Lưỡng Kim Xuyên lần thứ hai (năm 1771 - 1776), Thanh sử ghi lại về quân Bát Kỳ như sau:

Chư tướng tụ tập ăn uống, thâm hụt một khoản lớn, cua cá hải sản ăn 30, 40 loại. Chi phí khao thưởng cho cấp dưới thật không tính nổi. Khi chiếm được những nơi màu mỡ, chợ búa có nhiều ngọc ngà, gấm lụa thì việc biếu xén, hối lộ, đánh bạc… phung phí như bùn đất.

Quân Bát Kỳ ngày càng trở nên yếu kém và dần bị xóa bỏ (ảnh minh họa)

Quân Bát Kỳ ngày càng trở nên yếu kém và dần bị xóa bỏ (ảnh minh họa)

Thanh sử còn chép, Hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh cũng đã có lần đã tổ chức thao duyệt Hỏa khí doanh (quân pháo binh) của Bát Kỳ tại Bắc Kinh. Đây là lực lượng được đầu tư nhiều nhất, được xem tinh hoa của quân Bát Kỳ khi đó.

Tuy nhiên, khi thao diễn, đa số pháo bắn đều không trúng mục tiêu, đạn pháo có viên bay nửa đường đã rơi xuống, nếu cho đánh tại chiến trường thì chỉ có thể bắn trúng quân ta chứ không trúng địch.

Sức chiến đấu của quân Bát Kỳ ngày càng yếu kém theo thời gian. Điển hình là trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789, quân Thanh bị quân Tây Sơn đánh cho đại bại. Trong cuộc khởi nghĩa Bạch Liên giáo năm 1795, hay khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc (năm 1851), quân Bát Kỳ cũng liên tục bại trận.

Năm 1841, cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa nhà Thanh với Anh quốc bùng nổ. Quân Anh chỉ có hơn 2 vạn, còn nhà Thanh đã điều động tới hơn 10 vạn quân Bát Kỳ, lại chiêu mộ thêm một số lượng lớn dân binh, tốn hơn 20 triệu lạng bạc, mà vẫn không đánh thắng nổi một trận.

Đến năm 1870, cơ chế quân Bát Kỳ đã bị nhà Thanh xóa bỏ hoàn toàn.

Dùng mưu hiểm tiêu diệt tướng tài của địch, nhà Thanh ung dung thôn tính toàn bộ Trung Hoa

Sau nhiều lần thất bại thảm hại trước nhà Minh, vua Thanh là Hoàng Thái Cực đã hiểu rõ được vấn đề mấu chốt của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN