Nổ ở Liban: Vì sao làm điều dại dột nhất?
Giới chức an ninh Liban cho biết, họ đã cảnh báo Thủ tướng và Tổng thống về mối hiểm họa từ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat trữ trong cảng Beirut từ tháng trước. Tuy nhiên, như một sự sắp đặt, những cảnh báo đã bị phớt lờ và những hành động thiếu trách nhiệm dẫn tới hậu quả thảm khốc.
Sự nguy hiểm của hơn 2.700 tấn amoni nitrat ở Liban đã được cảnh báo từ trước (ảnh: Reuters)
Theo Reuters, một bức thư đề ngày 20.7 đã được cơ quan an ninh gửi đến Tổng thống Liban Michel Aoun và Thủ tướng Hassan Diab, trong đó đề cập kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat là mối nguy lớn và có thể được sử dụng trong một vụ tấn công khủng bố nếu bị đánh cắp.
“Tôi đã cảnh báo họ rằng, kho chứa có thể phá hủy Beirut nếu phát nổ”, quan chức viết bức thư (giấu tên) nói với Reuters.
Tổng thống Liban Michel Aoun xác nhận có nhận được thông báo về bức thư. Sau đó, ông chỉ đạo thư ký của mình “làm những việc cần thiết”.
“Cơ quan an ninh nói rằng kho chứa đó nguy hiểm. Nhưng tôi không chịu trách nhiệm. Tôi làm sao biết được nó nguy hiểm ra sao. Tôi không có thẩm quyền để làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý cảng. Hệ thống có sự phân cấp quản lý và những người biết rõ về kho chứa đó nên hiểu họ phải làm gì. Họ có nhiệm vụ của họ”, Tổng thống Liban nói.
Nhiều người vẫn đang thắc mắc vì sao hơn 2.700 tấn amoni nitrat nguy hiểm lại được trữ trong kho chứa ở cảng Beirut lâu như vậy.
Theo ghi nhận của Reuters, nhiều văn bản, thư từ đã được gửi tới các nhà chức trách từ năm 2014 đến trước khi vụ nổ kinh hoàng xảy ra, thúc giục họ ra lệnh chuyển amoni nitrat đến nơi an toàn hơn, nhưng không được hồi đáp.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Beirut (ảnh: Reuters)
Sau khi bị tạm giữ tại cảng Beirut, tàu MV Rhosus bị coi là không còn giá trị. Tháng 5.2014, hàng trên tàu được dỡ xuống và chuyển vào kho chứa số 12. Con tàu bị thủng một lỗ và chìm sâu dưới nước vào tháng 2.2018.
Tháng 2.2015, một nhóm chuyên gia được cử tới cảng Beirut kết luận kho amoni nitrat là nguy hiểm và đề nghị quân đội Liban tiếp nhận. Quân đội Liban từ chối và yêu cầu số hàng này nên được bán cho Công ty Chất nổ Liban, thuộc sở hữu tư nhân, theo báo cáo của Bộ An ninh Quốc gia.
Số amoni nitrat rốt cuộc vẫn nằm nguyên tại cảng. Cho đến tháng 1.2020, một cuộc điều tra nữa được tiến hành và lỗ hổng ở kho chứa số 12 được phát hiện.
Tổng Công tố Liban Ghassan Oweidat ra lệnh cho cơ quan an ninh cảng Beirut thực hiện các biện pháp sửa chữa cánh cửa cùng một vài lỗ hổng trên bức tường phía Nam kho chứa số 12.
Mãi đến ngày 4.8, công việc sửa chữa mới được tiến hành nhưng không có người giám sát, cũng không có hướng dẫn nào về cách thức sửa chữa kho hóa chất sao cho đúng quy trình, bảo đảm an toàn. Nhóm thợ hàn dường như cũng không biết trong kho chứa gì.
“Việc sữa chữa bắt đầu và cơ quan quản lý cảng đã thuê một nhóm lao động Syria dùng máy hàn vá các lỗ thủng và cánh cửa. Không ai để mắt tới họ”, quan chức an ninh giấu tên nói.
Không rõ ai là người đã thuê nhóm lao động Syria và những người này cũng không có bằng cấp, chứng chỉ nào về nghề hàn. Trong quá trình hàn, những tia lửa bắn ra và ngọn lửa bùng lên trong kho.
“Có pháo được cất trữ cùng amoni nitrat trong kho. Sau khoảng một giờ, đám cháy lớn bùng lên vào đốt cháy số amoni nitrat khi nhiệt vượt quá 210 độ C”, quan chức an ninh nói.
Tổng thống Liban Michel Aoun (trái) nhận đơn từ chức của Thủ tướng Diab (phải_ (ảnh: Reuters)
Khoảng 1,5 triệu người Syria đã tới Liban do ảnh hường từ nội chiến và tình trạng bất ổn xã hội. Họ rất cần việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình.
“May là mặt kho chứa xây hướng ra biển nên tác động của vụ nổ mới được giảm bớt. Nếu không, toàn bộ thủ đô sẽ bị phá hủy. Tất cả là do sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của chính quyền. Lẽ ra không nên sửa kho chứa đó bằng máy hàn”, quan chức an ninh nói.
Hôm 10.8, Thủ tướng Liban Hassan Diab đã tuyên bố từ chức sau khi chính phủ của ông phải giải tán.
Ông Diab cho rằng, nạn tham nhũng là nguyên nhân sâu xa dẫn tới thảm họa và có những người nên cảm thấy xấu hổ vì sự tắc trách gây ra thảm họa “không thể diễn tả bằng lời”.
“Trước đây, tôi từng nghĩ rằng tham nhũng xuất phát từ nhà nước nhưng giờ tôi cho rằng, thế lực tham nhũng ở Liban còn quyền lực hơn cả nhà nước”, ông Diab phát biểu và nói thêm rằng, có người đã ngăn chính phủ của mình cải cách.
Tổng thống Liban Michel Aoun sau đó chấp nhận đơn từ chức của ông Diab.
Toàn bộ nội các Liban đã từ chức đồng nghĩa với việc chính phủ nước này sẽ giải tán và chỉ đảm nhiệm việc điều...
Nguồn: [Link nguồn]