Giữa Mỹ - Trung Quốc, nước nào có tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Châu Á?
Hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang ganh đua so kè tầm ảnh hưởng tại khu vực Châu Á.
Tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á vẫn lớn nhất
Viện Lowy của Australia vừa công bố Báo cáo Chỉ số Sức mạnh châu Á 2021 trong đó đánh giá và xếp hạng các cường quốc dựa trên khả năng định hình và phản ứng trước môi trường bên ngoài.
Sức mạnh của một quốc gia được đánh giá dựa trên tầm ảnh hưởng tới hành vi của các quốc gia khác cũng như tới các sự kiện quốc tế.
Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có tầm ảnh hưởng hàng đầu tại châu Á năm 2021. Ảnh - Reuters
Theo đó, năm nay, Mỹ là quốc gia duy nhất có sức mạnh toàn diện gia tăng tại khu vực châu Á. Cùng lúc, sức mạnh toàn diện của Trung Quốc lần đầu tiên bị tụt hạng kể từ khi chỉ số này được thống kê vào năm 2018.
Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai quốc gia lần lượt xếp thứ 1 và 2 trong bảng chỉ số. Trong đó, về tương quan, sức mạnh của Mỹ đã tăng cao hơn so với Trung Quốc.
Mỹ vượt lên so với Trung Quốc trên hai phương diện gồm các nguồn lực tương lai (phân bổ cho các dự án kinh tế, quân sự, nguồn lực về nhân khẩu học) và ảnh hưởng về mặt ngoại giao. Trong đó, ảnh hưởng ngoại giao của Mỹ được đánh giá là gia tăng trong năm nay so với thời kỳ chạm điểm thấp dưới chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Vì sao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc suy giảm?
Lý giải cho sự suy giảm của Trung Quốc, Viện Lowy cho rằng một phần nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 bùng nổ đã kìm hãm sức ảnh hưởng của quốc gia này. Ngoài ra, quốc gia này cũng bị trừ điểm trong bảng chỉ số về tầm ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa. Tuy nhiên, Trung Quốc tăng điểm trong phương diện ngăn chặn nguy cơ gây mất ổn định từ bên ngoài.
Báo cáo nhận định sự nổi lên của Trung Quốc là điều không thể tránh nhưng ít khả năng quốc gia này sẽ giữ vị thế áp đảo như Mỹ đã từng. Đồng thời, báo cáo cho rằng, phải hơn 1 thập kỷ nữa Trung Quốc mới có khả năng vượt Mỹ về sức mạnh toàn diện.
Bên cạnh đó, cả hai quốc gia dẫn đầu đều đã bỏ xa những quốc gia và vùng lãnh thổ khác về tầm ảnh hưởng trong khu vực. Trong đó, tác giả Hervé Lemahieu và Alyssa Leng cho rằng hai quốc gia, vốn có khả năng đóng góp vào việc thiết lập trật tự đa cực tại khu vực, là Nhật Bản và Ấn Độ đều suy giảm sức mạnh trong năm 2021 sâu hơn so với Trung Quốc.
Cụ thể, ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực suy giảm sau khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe từ chức vào năm ngoái. Quốc gia này mất điểm về ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế trong khu vực nhưng vẫn duy trì vị thế là đối tác đối thoại quốc phòng với 11 quốc gia.
Trong khi đó, dù đã tăng cường khả năng quân sự nhưng báo cáo nhận định Ấn Độ sẽ cần nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ để tăng cường vị thế trong khu vực.
Nhận định chung, báo cáo chỉ ra nhiều quốc gia trong khu vực suy giảm sức mạnh do đại dịch ngăn cản khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trung Quốc được cho là đang thuyết phục một quốc gia ở châu Phi cho phép xây căn cứ quân sự ven bờ biển hướng ra Nam...
Nguồn: [Link nguồn]