Giữa căng thẳng, Mỹ điều tàu chiến "áp sát" đảo nhân tạo TQ xây trái phép trên Biển Đông

Hôm thứ Tư vừa qua (28.8), Hải quân Mỹ cho biết đã đưa một tàu khu trục của nước này áp sát các cụm đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

Tàu khu trục Wayne E. Meyer của Mỹ đã áp sát các cụm đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông (Ảnh: Reuters)

Tàu khu trục Wayne E. Meyer của Mỹ đã áp sát các cụm đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông (Ảnh: Reuters)

Chuyến hải trình này được thực hiện bởi tàu Hải quân Wayne E. Meyer, một khu trục hạm lớp Arleigh Burke có mang theo tên lửa dẫn đường. Chiếc tàu di chuyển trong phạm vi 12 hải lý (tương đương 22 km) tính từ các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn trên quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, theo tuyên bố của Trung tá hải quân Reann Mommsen, người phát ngôn Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, với hãng thông tấn Reuters.

Trung tá Mommsen cho biết chiến dịch này được triển khai nhằm “thách thức các yêu sách hàng hải quá khích, và bảo toàn việc tiếp cận tuyến đường thủy theo đúng luật quốc tế.”

Động thái trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang trở nên căng thẳng từ thứ Sáu tuần trước, khi cả 2 nước đều tăng mức thuế lên các mặt hàng xuất khẩu của nhau.

Mỹ từ lâu đã luôn giữ lập trường rằng quân đội nước này có quyền được mở các chiến dịch trên toàn thế giới, bao gồm cả các khu vực thuộc chủ quyền của các nước đồng minh lẫn những vùng đang tranh chấp.

Động thái trên của Hải quân Mỹ nhằm "thách thức các yêu sách hàng hải quá khích, và bảo toàn việc tiếp cận tuyến đường thủy theo đúng luật quốc tế" (Ảnh: Reuters)

Động thái trên của Hải quân Mỹ nhằm "thách thức các yêu sách hàng hải quá khích, và bảo toàn việc tiếp cận tuyến đường thủy theo đúng luật quốc tế" (Ảnh: Reuters)

Biển Đông từ lâu vốn là một trong những vấn đề tranh chấp dữ dội cửa Mỹ và Trung Quốc, khi Washington khẳng định Bắc Kinh đang tiến hành các hoạt động quân sự phi pháp trên vùng biển này, bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo và rặng san hô mà nước này chiếm đóng và bồi đắp một cách trái phép.

Những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi có tới 5 triệu tỷ đô la Mỹ giá trị thương mại trên đường biển đang được lưu thông mỗi năm, đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Việt Nam và một số nước khác.

Một báo cáo ngân sách cho thấy chi phí quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2019 hiện đã tăng 7,5 tỷ đô la Mỹ so với năm ngoái. Các động thái quân sự của nước này đang gây lo ngại đối với các nước láng giềng cùng với Mỹ và các nước đồng minh phương Tây, nhất là khi Bắc Kinh đang trở nên hung hăng trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển phía Đông và phía Nam, và vấn đề Đài Loan.

Quân đội Mỹ vào năm ngoái đã đưa Trung Quốc, cùng với Nga, thành trọng tâm của một chiến lược quốc phòng mới, nhằm thay đổi các ưu tiên quân sự của nước này sau hơn 1 thập kỷ rưỡi chỉ tập trung vào cuộc chiến với các lực lượng phiến quân Hồi giáo.

Ngoài ra, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, trong một chuyến thăm tới Iceland dự kiến sẽ diễn ra vào tuần sau, sẽ có những thảo luận về “các cuộc thâm nhập” vào Vòng Bắc Cực của Trung Quốc và Nga, theo như lời một quan chức cao cấp trong Chính phủ Tổng thống Donald Trump cho biết vào thứ Tư vừa qua.

Mỹ liên tiếp chỉ trích hành động bắt nạt ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn ”cãi cố”

Sau khi Mỹ liên tiếp lên án hành động bắt nạt và bành trướng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn có những tuyên bố "cãi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN