Giới khoa học sửng sốt với “kim tự tháp tuyết” ở Nam Cực
Một cấu trúc giống hệt kim tự tháp vừa được phát hiện nhờ Google Earth, Daily Star đưa tin.
“Kim tự tháp tuyết” ở Nam Cực trên ảnh chụp Google Earth
Một cấu trúc giống kim tự tháp vừa được phát hiện ở Nam Cực đang khiến các nhà khoa học trên toàn thế giới sửng sốt.
Bức ảnh cho thấy một cấu trúc có 4 mặt và rất giống những kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Nó làm dấy lên giả thuyết con người từng sống ở khu vực lạnh cóng này.
Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng khí hậu ở Nam Cực trong hàng ngàn năm trước ấm hơn rất nhiều so với hiện tại.
Bức ảnh cho thấy một cấu trúc có 4 mặt và rất giống những kim tự tháp Giza ở Ai Cập
Năm 2009, các nhà khoa học đã phát hiện ra phấn hoa ở Nam Cực, cho thấy nhiệt độ đã từng cao tới 20 độ C. Năm 2012, Viện nghiên cứu sa mạc Nevada tìm thấy 32 loài vi khuẩn ở hồ Vida, phía đông Nam Cực. Điều này tiếp tục gợi ý rằng khí hậu ở đây trong quá khứ hoàn toàn khác so với hiện tại.
Tiến sĩ Vanessa Bowman trước đó cho biết: "Quay trở lại 100 triệu năm trước và Nam Cực được bao phủ trong rừng nhiệt đới tươi tốt tương tự như rừng ở New Zealand hôm nay."
Nếu cấu trúc hình kim tự tháp này được chứng minh là do con người tạo ra, điều này có thể thay đổi kiến thức của chúng ta về lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên, có giả thuyết cho rằng kim tự tháp tuyết ở Nam Cực là một hiện tượng tự nhiên được gọi là Nunatac, khi đỉnh núi xuất hiện ngay trên những tảng băng khổng lồ
Việc xây dựng đại kim tự tháp Giza của Ai Cập, vào khoảng năm 2500 Trước Công Nguyên, đã khiến các chuyên gia đau đầu trong nhiều thế kỷ.
Theo một giải thích, những người lao động nô lệ đã làm nên kiến trúc vô cùng phức tạp này. Trong khi đó, nhiều giả thuyết cho rằng kim tự tháp chỉ được xây dựng với sự giúp đỡ của người ngoài Trái đất.
Cũng có giả thuyết cho rằng kim tự tháp tuyết ở Nam Cực là một hiện tượng tự nhiên được gọi là Nunatac, khi đỉnh núi xuất hiện ngay trên những tảng băng khổng lồ.