Gió đổi chiều, Mỹ nhờ Trung Quốc giúp vì lạm phát cao

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trong bối cảnh tỉ lệ lạm phát cao kỷ lục ở Mỹ, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và dỡ bỏ một số thuế đối với hàng hóa Trung Quốc do chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt vào năm 2018.

Tuy nhiên, một động thái như vậy có thể đi kèm với những rủi ro to lớn đối với nền kinh tế Mỹ và gần như để lại "vết sẹo" chính trị nhất định trong di sản vốn đã đầy rắc rối của tổng thống. 

Theo ông Biden, hai bên chưa ấn định thời gian cụ thể nhưng cuộc điện đàm được dự đoán có thể sớm diễn ra một phần vì các biện pháp thuế quan của cựu Tổng thống Trump sẽ hết hạn vào tháng 7 nếu không được gia hạn. 

Cuộc điện đàm gần đây nhất giữa hai nhà lãnh đạo là vào ngày 18-3, thời điểm Tổng thống Biden cảnh báo Chủ tịch Trung Quốc không nên hỗ trợ Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cuộc điện đàm được dự đoán có thể sớm diễn ra một phần vì các biện pháp thuế quan của cựu Tổng thống Trump sẽ hết hạn vào tháng 7 nếu không được gia hạn. Ảnh: Reuters

Cuộc điện đàm được dự đoán có thể sớm diễn ra một phần vì các biện pháp thuế quan của cựu Tổng thống Trump sẽ hết hạn vào tháng 7 nếu không được gia hạn. Ảnh: Reuters

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã áp thuế 25% đối với hàng tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Biện pháp này nhằm trừng phạt những gì mà Washington gọi là những hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh và bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ.

Theo đài News 18, Trung Quốc nhận thức rõ về áp lực lạm phát khiến chính quyền ông Biden bị ảnh hưởng và tin rằng đây có thể là thời điểm hoàn hảo để có được sự nhượng bộ từ Mỹ, nước vốn đang quay cuồng với tỉ lệ lạm phát 8,6% được ghi nhận vào tháng 5, mức cao nhất trong 40 năm qua.

Trong thỏa thuận thương mại dưới thời ông Trump, Trung Quốc đã cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trước khi kết thúc năm 2021. Tuy nhiên, vẫn không có bất kỳ hoạt động xuất khẩu bổ sung nào diễn ra, và thay vào đó, Trung Quốc có động thái trả đũa khi chỉ đạt 57% cam kết mua hàng hoá trong 2 năm với Mỹ, thấp hơn mức trước khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Trong khi đó, nhà kinh tế của Nhà Trắng hôm 21-6 thừa nhận rằng đội ngũ của Tổng thống Joe Biden lo ngại về một cuộc suy thoái có thể xảy ra dù nền kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh.

Với lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 4 thập kỷ, khiến giá khí đốt và nhà ở tăng cao, người Mỹ bị ảnh hưởng nặng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang tăng lãi suất để nỗ lực hạ lạm phát, làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái lớn.

Bà Cecelia Rouse, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế của ông Biden, cho biết với đài CNBC bất chấp sự suy giảm trong 3 tháng đầu năm, các bộ phận cốt lõi của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn ở trạng thái tốt, bao gồm thị trường lao động và chi tiêu của người tiêu dùng. Bà nói rằng suy thoái rõ ràng là mối lo ngại nhưng Mỹ có vị thế tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác để đối mặt với những thách thức.

Quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo điều xảy ra nếu Trung Quốc dùng vũ lực với Đài Loan

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cảnh báo rằng nếu Trung Quốc “có hành động gây hấn” với Đài Loan, nhiều khả năng nước này sẽ phải hứng chịu một phản ứng toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN