Giao tranh ở biên giới Myanmar-Thái Lan, lực lượng thiểu số đốt phá tiền đồn quân đội

Giao tranh đã nổ ra ở miền Đông Myanmar, khu vực gần biên giới Thái Lan vào sáng sớm thứ Ba (27/4), khi lực lượng người dân tộc thiểu số Karen tấn công một tiền đồn quân đội.

Các chiến binh Karen. Ảnh: Cyprus Mail

Các chiến binh Karen. Ảnh: Cyprus Mail

Liên minh Quốc gia Karen (KNU), lực lượng thiểu số lâu đời nhất ở Myanmar cho biết đã chiếm được doanh trại quân đội ở bờ Tây sông Salween – vốn là biên giới tự nhiên với Thái Lan.

Vụ chiếm đóng được tiến hành từ 5h đến 6h sáng, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của KNU – Saw Taw Nee nói với Reuters.

Taw Nee cho biết tiền đồn của quân đội Myanmar đã bị thiêu rụi, và nhóm vẫn đang kiểm tra thông tin về số người chết, bị thương.

Ngoài địa điểm nói trên, các cuộc giao tranh đã nổ ra ở nhiều khu vực khác. Nhưng Taw Nee không cung cấp thông tin chi tiết.

Lửa bốc lên từ ngọn đồi phía Myanmar. Ảnh: Reuters

Lửa bốc lên từ ngọn đồi phía Myanmar. Ảnh: Reuters

Nhiều người vội vàng bỏ chạy sau vụ tấn công. Ảnh: Reuters

Nhiều người vội vàng bỏ chạy sau vụ tấn công. Ảnh: Reuters

Những dân làng ở bờ sông phía Thái Lan tiết lộ họ nghe thấy tiếng súng dữ dội trước khi mặt trời mọc. Video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy lửa và khói bốc lên từ phía Myanmar.

Các cư dân Thái Lan có quen biết các binh sĩ Myanmar cho biết tiền đồn đã bị bao vây bởi KNU và đã cạn kiệt lương thực trong những tuần gần đây.

Quân đội Myanmar hiện chưa bình luận về thông tin này.

Một quan chức Thái Lan ở tỉnh Mae Hong Son cho biết một người dân nước này đã bị thương nhẹ vì cuộc giao tranh ở biên giới Myanmar.

KNU đã đồng ý ngừng bắn vào năm 2012, chấm dứt cuộc nổi dậy giành quyền tự trị bắt đầu ngay sau khi Myanmar độc lập khỏi Anh vào năm 1948.

Nhưng lực lượng của họ đã xung đột với quân đội kể từ khi lực lượng này nắm chính quyền vào ngày 1/2.

Cuộc giao tranh mới nhất xảy ra khi chính quyền quân sự cho biết sẽ “xem xét nghiêm túc” những đề xuất mà Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra trong cuộc họp cuối tuần ở Indonesia.

Kể từ sau cuộc họp, gần như không có báo cáo về thương vong trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính.

Truyền thông Myanmar đưa tin ít nhất một người đàn ông đã bị bắn tử vong ở thành phố Mandalay hôm thứ Hai.

Những người biểu tình đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh hành động chống lại chính quyền, kêu gọi mọi người ngừng thanh toán hóa đơn tiền điện và các khoản vay nông nghiệp cũng như không cho con cái đi học.

Thống tướng Myanmar phản ứng thế nào tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN?

Các lãnh đạo, quan chức cấp cao ASEAN đã thống nhất quan điểm về khủng hoảng Myanmar nhưng phía Myanmar có mở cửa đón...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN