Giáo sư Havard: Lo lắng quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19

Khi số người bị nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng, số người lo ngại dịch bệnh cũng vì thế mà tăng lên, nhưng điều này liệu có tốt?

David Ropeik, nguyên giáo sư ngành Rủi ro truyền thông của đại học Havard, tác giả của tác giả cuốn sách “How Risky Is It, Really? (tạm dịch: Thật sự, nó nguy hiểm như thế nào?) đã có những tiết lộ trên kênh truyền hình ABC News về hậu quả của việc lo sợ quá mức với dịch Covid-19:

"Khi một rủi ro mới xuất hiện, nó thường mang tính không chắc chắn. Chúng ta thường không biết tự bảo vệ bản thân như thế nào và sự không chắc chắn này khiến chúng ta cảm thấy bất lực, như thể không kiểm soát được nó. Các chuyến bay và sự kiện bị hủy bỏ, các nguồn cung thiết bị vệ sinh trở nên khan hiếm, hay thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ…không thể không khiến chúng ta lo ngại.

Vì vậy, chúng ta thường làm bất cứ điều gì mang lại cảm giác làm chủ được tình hình, như mua thật nhiều nước đóng chai và giấy vệ sinh tại siêu thị… nhưng đó chỉ là một phần của sự hoảng loạn hơn là một biện pháp mang tính thực tiễn."

Giáo sư David Ropeik cho rằng tâm lý lo sợ làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiềm Covid-19

Giáo sư David Ropeik cho rằng tâm lý lo sợ làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiềm Covid-19

Giáo sư Ropeik cho rằng có một số lý do về mặt tâm lý khiến dịch Covid-19 hiện nay gây ra nỗi sợ hãi nhiều hơn cả cúm mùa, dịch bệnh khiến hàng nghìn người Mỹ tử vong mỗi năm

Nỗi sợ về những điều chưa biết khiến mọi người lo lắng, nhưng trạng thái này chỉ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chúng ta. Khi bạn gieo rắc nỗi sợ hãi cho bạn bè của mình, nó cũng giống như việc lan truyền mầm bệnh cho họ. Bạn sẽ không muốn mọi người làm điều đó với bạn. Chúng ta không nên làm điều đó với người khác.

Thay vì hoảng loạn, chúng ta nên dành thời gian nghiên cứu cách phòng ngừa dịch bệnh, và những điều cần lưu ý khác trên trang web của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tóm lại, giống như một nụ cười hoặc một cái ngáp, nỗi sợ hãi cũng có khả năng truyền nhiễm, và sự tỉnh táo là điều cần thiết và an toàn nhất trong khoảng thời gian này.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Iran: Dùng cồn chống Covid-19 sai cách, hàng chục người tử vong

Báo chí Iran hôm 9/3 (giờ địa phương) đưa tin, gần 30 người đã chết sau khi dùng cồn để chống dịch Covid-19 không đúng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - ABC News ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN