Giải mã việc Nga mang S-400, S-350 và Buk-M3 tới triển lãm phòng không Trung Quốc

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nga sẽ trưng bày ba hệ thống phòng không quan trọng của nước này gồm S-400 Triumph, S-350 Vityaz và Buk-M3 (Viking) tại Triển lãm hàng không Chu Hải sắp diễn ra tại Trung Quốc. 

Theo trang The EurAsian Times, trong bối cảnh xuất khẩu vũ khí của Nga sụt giảm mạnh, Moscow sẽ trưng bày ba trụ cột phòng không nước này gồm S-400 Triumph, S-350 Vityaz và Buk-M3 (Viking) tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc từ ngày 12 đến ngày 17-11.

Nga trưng bày 3 trụ cột phòng không tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc

Thông báo này do phòng báo chí của Tập đoàn Phòng thủ Không gian và Vũ trụ Almaz-Antey thuộc sở hữu nhà nước Nga đưa ra hôm 7-11. Thông báo được đưa ra sau khi tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 của Nga hạ cánh xuống Trung Quốc để tham gia triển lãm hàng không lần đầu tiên.

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga tại buổi huấn luyện thích ứng ngày 7-11 ở TP Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), để chuẩn bị cho Triển lãm hàng không Chu Hải 2024 sắp diễn ra. Ảnh: Wan Quan/eng.chinamil.com.cn

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga tại buổi huấn luyện thích ứng ngày 7-11 ở TP Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), để chuẩn bị cho Triển lãm hàng không Chu Hải 2024 sắp diễn ra. Ảnh: Wan Quan/eng.chinamil.com.cn

Bên cạnh đó, Nga cũng trưng bày nhiều loại radar và tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) tiên tiến tại triển lãm hàng không Chu Hải.

“Tại triển lãm, các mô hình hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumph, hệ thống phòng không S-350E Vityaz và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Viking, hệ thống phòng không tầm ngắn Tor, hệ thống pháo và tên lửa phòng không Tunguska-M1, cũng như súng phòng không của Typhoon-Air Defense(E) sẽ được trưng bày” - thông báo từ công ty Almaz-Antey nêu rõ.

Ngoài ra, đại diện công ty sẽ thảo luận với các đối tác và khách hàng tiềm năng về việc hiện đại hóa hệ thống phòng không, bảo trì và sửa chữa các thiết bị đã giao trước đó, cũng như đào tạo vận hành và sử dụng sản phẩm.

Là triển lãm hàng không lớn nhất của Trung Quốc được tổ chức hai năm một lần, Triển lãm hàng không Chu Hải thu hút rất đông khách tham quan. Một số nhà quan sát quân sự ủng hộ Nga cho biết đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để Nga tiếp thị một số hệ thống phòng không tốt nhất trong kho vũ khí của mình. S-400 và S-350 Vityaz cũng đã được trưng bày tại triển lãm hàng không Trung Quốc lần thứ 14 được tổ chức vào năm 2022, theo The EurAsian Times.

Trong những năm qua, Nga đã bán S-400 cho nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Belarus, Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Nga vẫn đang tìm kiếm khách hàng nước ngoài cho hệ thống S-350 tiên tiến, Buk-M3 và hệ thống Viking.

Đáng chú ý, các hệ thống này góp mặt tại Triển lãm hàng không Chu Hải vào thời điểm Nga đang phải vật lộn để hoàn thành các đơn đặt hàng xuất khẩu theo lịch trình do tình hình chiến sự tại Ukraine.

Trước tình hình nhu cầu vũ khí trong nước tăng cao, xuất khẩu vũ khí của Nga đã bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ đã bị trì hoãn.

Do vậy, một số quốc gia theo truyền thống mua vũ khí của Nga hiện đang tìm kiếm giải pháp thay thế do tình hình sản xuất của Nga gặp khó khăn vì lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như sự chậm trễ trong việc giao hàng.

Trước tình hình này, việc Nga quảng bá thiết bị quân sự của nước này để xuất khẩu là điều đáng lưu tâm. Các nhà phân tích suy đoán rằng Nga có thể đang định vị hệ thống phòng không cho những người mua tiềm năng dựa trên kinh nghiệm chiến đấu mà họ đã tích lũy được trong cuộc chiến ở Ukraine.

Các hệ thống phòng không của Nga đã được ca ngợi trong suốt cuộc chiến ở Ukraine vì khả năng đối phó đáng kinh ngạc mặc dù hiệu quả chiến đấu của chúng tương đối không ổn định.

Có suy đoán cho rằng Nga có thể đang dựa vào thực tế là hệ thống phòng không của Nga đã “thử lửa” trong ​​nhiều cuộc chiến hơn so với các hệ thống tương tự trên thị trường xuất khẩu vũ khí quốc tế.

S-400: Sức hút không hề giảm đi dù hiệu quả không nhất quán

Nga ca ngợi S-400 là hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraine đã đưa đến những ý kiến trái chiều về hiệu quả của S-400.

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Sergei Malgavko/TASS

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Sergei Malgavko/TASS

Tháng 11-2023, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố rằng Ukraine có thể đã phá hủy ba hệ thống S-400 vào tháng 10-2023. Nhiều tuyên bố tương tự về việc hệ thống S-400 bị phá hủy đã được đưa ra vào tháng 6, tháng 8 và tháng 9 năm nay.

Bất chấp những tuyên bố trên, sức hấp dẫn của S-400 không vì thế mà suy giảm, nhờ khả năng tiên tiến và vô đối. Ví dụ, dù có đường bay ở độ cao thấp, S-400 vẫn có thể đánh chặn tên lửa hành trình ở tầm xa khoảng 40 km. Các tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường radar bán chủ động hoặc chủ động. Một đơn vị đầy đủ có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc và hai tên lửa có thể tấn công một mục tiêu đơn lẻ. Dẫu phương Tây coi nhẹ các tuyên bố của Nga, song các nhà phân tích ở phương Tây đã thừa nhận hiệu quả của hệ thống này.

The Buk-M3 Viking

Một hệ thống khác sắp được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải là Buk-M3, và phiên bản xuất khẩu của nó được biết đến rộng rãi với tên gọi Viking. Đây là hệ thống phòng không chiến đấu tầm trung được thiết kế để tấn công các mục tiêu khí động học cơ động, mục tiêu mặt đất cản quang và các mục tiêu trên biển.

Hệ thống này đã hoạt động trong vùng “chiến dịch quân sự đặc biệt” kể từ tháng 3-2022.

Hệ thống phòng không tầm trung Buk-M3 (Viking). Ảnh: The EurAsian Times

Hệ thống phòng không tầm trung Buk-M3 (Viking). Ảnh: The EurAsian Times

Dù hệ thống này được cho đã tiêu diệt nhiều mối đe dọa trên không trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng một số hệ thống Buk-M3 đã bị Ukraine tấn công, giống như các hệ thống phòng không khác được triển khai ở tiền tuyến.

Tháng trước, Ukraine tuyên bố đã phá hủy ít nhất hai tên lửa Buk-M3. Cần lưu ý rằng hầu hết các hệ thống phòng không của Nga đều dễ bị tổn thương trước máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) hoặc UAV tự sát của Ukraine.

Tuy nhiên, các nhà phân tích quan sát thấy rằng thực tế này không chỉ xảy ra với Nga, và sự xuất hiện của UAV bầy đàn đã gây ra mối đe dọa đối với tất cả hệ thống phòng không tiên tiến trên toàn thế giới.

Về phần mình, các phương tiện truyền thông Nga trước đây từng tuyên bố rằng Buk-M3 là vô song và hiệu quả gần gấp đôi so với các phiên bản trước đó, nhờ tên lửa mới của nó.

Công ty Almaz-Antey đã trưng bày hệ thống tên lửa đất đối không Viking tại IDEX 2023.

Nga đang tìm khách hàng cho S-350

Hệ thống lớn thứ ba xuất hiện tại Triển lãm hàng không Chu Hải và cũng đã trở thành mối quan tâm lớn của các phương tiện truyền thông Nga trong một thời gian khá dài: S-350 Vityaz.

Nga đã triển khai rộng rãi hệ thống S-350 để chống lại Ukraine. Theo The EurAsian Times, hệ thống này đã được triển khai tại một căn cứ không quân cách Ukraine 64 km vào tháng 8-2022. Hệ thống này đã được ghi nhận thực hiện thành công một số nhiệm vụ đáng kể, khiến lực lượng Ukraine vô cùng tức giận.

Hệ thống phòng không S-350E Vityaz. Ảnh: Mihail Voskresenskiy

Hệ thống phòng không S-350E Vityaz. Ảnh: Mihail Voskresenskiy

Theo các nguồn tin đáng tin cậy, tổ hợp S-350 Vityaz thể hiện khả năng hoạt động ấn tượng. Hệ thống này có thể tấn công các mục tiêu trên không khí động học như máy bay, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các thiết bị tương tự, ở phạm vi ấn tượng từ 120 km đến 150 km. Hệ thống này có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu đạn đạo ở phạm vi tối đa 25 km.

Với khả năng đánh chặn mục tiêu di chuyển lên đến 2 km mỗi giây, tên lửa Vityaz cung cấp khả năng bảo vệ nhanh chóng và hiệu quả trước các mối đe dọa trên không. Là hệ thống có bánh xe với khả năng cơ động đáng chú ý, S-350 có thể nhanh chóng được triển khai vào các khu vực chiến đấu trong vòng vài phút.

Tại Triển lãm Hàng không Ấn Độ 2023, người đứng đầu Cục Phân tích Chính trị-Quân sự - ông Alexander Mikhailov cho hay hệ thống tên lửa đất đối không S-350 Vityaz có thể tấn công mục tiêu chính xác hơn và sẽ không đắt như hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Ông Mikhailov lưu ý rằng trong khi hệ thống Vityaz có thể sánh ngang với Patriot, thì tên lửa của Nga nhanh hơn và có thể tấn công mục tiêu bay thấp.

“Patriot không bắn hạ được các mục tiêu bay ở độ cao dưới 100 m, trong khi Vityaz có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao 10 m trở lên. ”

Tính đến thời điểm hiện tại, người ta tin rằng chỉ có Algeria sở hữu hệ thống này.

Tháng 5-2023, S-350 đã chứng minh khả năng khi tự động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu trên không của Ukraine mà không cần sự can thiệp của người vận hành. Thành tựu đáng chú ý này đánh dấu trường hợp đầu tiên một hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều kiện chiến đấu.

Vào thời điểm đó, hệ thống Vityaz có thể hoạt động đồng thời ở chế độ radar chủ động và thụ động. Kỹ thuật chế độ kép này cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và phân loại của tổ hợp, đồng thời tăng khả năng miễn trừ tạp nhiễu hay khả năng chống nhiễu từ bên ngoài.

Theo giới quan sát, Nga có khả năng tận dụng cuộc triển lãm hàng không được mong đợi và theo dõi nhiều nhất của Trung Quốc để giành lại vị thế thống lĩnh là một trong những nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga vượt trội tất cả các mẫu máy bay nào khác trên thế giới, bao gồm chiến đấu cơ J-35 mới nhất của Trung Quốc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN