Giải mã sự kiện tiên tri Fatima nổi tiếng thế kỷ 20
Sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em bé chăn cừu tại Bồ Đào Nha vẫn gây tranh cãi sau một thế kỷ, và có nhiều giả thuyết được đưa ra.
Lucia, Jacinta và Francisco được cho là gặp Đức Mẹ
Vào mùa xuân năm 1916, ba trẻ chăn cừu tại làng Fatima, Bồ Đào Nha là Lucia Santos, Jacinta và Francisco Marto kể với cha mẹ rằng chúng được một “đức bà mặc áo trắng” hiện ra hẹn gặp nhiều lần. Tin tức này lan ra rộng rãi, và trong 5 lần tiếp theo, càng ngày càng có đông người dân và cả cánh báo chí kéo đến.
Theo ghi chép, thì chỉ có 3 trẻ nhìn thấy và được Đức Mẹ cho biết 3 lời tiên tri về tương lai. Lời tiên tri thứ nhất về số phận của 3 đứa trẻ và lời tiên tri thứ 2 về Thế chiến thứ hai sau này được cho là đã ứng nghiệm. Riêng lời tiên tri thứ 3 có những câu chữ giống như nói về tận thế, nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên không rõ có phải đúng do những đứa trẻ kể lại hay không.
Còn đám đông 80.000 người kéo tới xem thì không nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng chứng kiến hiện tượng "mặt trời nhảy múa" và tỏa ra nhiệt lượng lớn vào giữa mùa đông, ngày 13.10.1917.
Chuỗi sự kiện này hiện vẫn đang gây tranh cãi. Riêng giới khoa học thì muốn cân nhắc đúng sai dựa trên thời tiết và lịch sử.
Bồ Đào Nha đầu thế kỷ 20 là quốc gia Công giáo nhưng vào năm 1910, nền cộng hòa mới thiết lập bắt đầu đàn áp. Tín ngưỡng cổ (Pagan) với tín đồ là các phù thủy trước kia bị bài trừ giờ bắt đầu có ảnh hưởng trở lại, pha trộn với Thiên chúa giáo.
Ảnh chụp lại đám đông xem hiện tượng Fatima
Theo đạo Pagan, có tồn tại một thế lực cổ xưa gồm các nữ thần gọi là Moura Encantada, bảo vệ cổng ra vào những không gian khác và có khả năng xoay được mặt trời. Vào thời gian đó, một nhóm đồng cốt tại Bồ Đào Nha theo Pagan bắt đầu dự đoán về việc Moura Encantada sẽ hiện ra vào ngày 13.05.1917. Tờ báo ra ngày 10.03.1917, viết về lời tiên tri này hiện vẫn còn trong thư viện Diario de Noticias.
Về "Đức bà mặc áo trắng", những đứa trẻ cho biết có ngoại hình thấp bé chưa tới 1m, nhưng sau này lại khai rằng đó là một thiếu phụ cao ráo xinh đẹp, phù hợp với hình mẫu Maria trong Thiên chúa giáo.
Kỳ lạ là có khá nhiều nhà ngoại cảm nhiều trường phái và cả người tộc Dogon trong rừng sâu cho biết họ cũng tiếp nhận tri thức từ "thực thể tâm linh giáng thế" tương tự như hiện tượng mà ba trẻ chăn cừu đã nhìn thấy. Một vị thần có hiện thân tương tự trong tín ngưỡng người Hopi đó là Kachina, hay thần cứu rỗi Anu.
Phác họa hiện tượng tương tự năm 1883
Dựa trên việc ba trẻ chăn cừu không xuất thân từ Công giáo, cùng những bằng chứng về văn hóa trên, giới nghiên cứu cho rằng thực thể hiện ra nhiều khả năng không phải là Đức Mẹ mà là ảo ảnh về thần thánh địa phương.
Còn những lời tiên tri ấn tượng chắc chắn không dễ dàng bị lãng quên, nhưng Lucia - một trong 3 đứa trẻ thời đó - lại trả lời trong một buổi phỏng vấn hiếm hoi sau này rằng bà không nhớ rõ điều đó.
Ngoài ra, ban đầu giáo hội phủ nhận sự kiện này vì cho rằng mọi hoạt động tiên tri từ con người đều gắn liền với quỷ dữ, nhưng sau này lại công nhận và phong á thánh cho Lucia. Những chi tiết này khiến nhiều nhóm cực đoan chống Công giáo cáo buộc rằng đây là âm mưu củng cố quyền lực của giáo hội, biệt giam Lucia trong tu viện để che giấu.
Người dân chăm chú nhìn mặt trời
Còn hiện tượng mặt trời xoay mà 80.000 người chứng kiến cũng không phải hiếm, mà xuất hiện khá nhiều trong văn kiện của nhiều nền văn hóa khác nhau, cho thấy đây có thể là ảo ảnh quang học xuất hiện trong điều kiện thời tiết nhất định.
Các ảo ảnh quang học bao gồm "mặt trời giả" xuất hiện do ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi mây. Những cách lý giải khác bao gồm bão năng lượng phát ra các quầng sáng ở tốc độ cao khiến mặt trời như đang nhảy múa.
Đặc biệt hơn, chính ĐH Công giáo Louvain lại cho rằng "mặt trời xoay" thực chất là do hoạt động phóng đại của võng mạc con người đối với những hình ảnh không rõ khoảng cách. Bộ não sẽ cân nhắc xem đó có phải là mối đe dọa sẽ tới gần không. Điều này phù hợp với việc các tín đồ coi đây là phép lạ hay dấu hiệu tận thế.