Giải mã “Biệt đội tâm linh” của CIA

Tài liệu được công bố kèm lời tựa “Mỹ sử dụng vấn đề tâm linh ra sao?”. Trong một loạt các tòa nhà hẻo lánh nằm trong một căn cứ quân sự gần Washington DC, từng diễn ra một kiểu thu thập rất khác lạ. Đó là một đơn vị gồm các sĩ quan và những người được lựa chọn đang tìm kiếm những đối tượng tình nghi bằng Nhận thức ngoại giác quan (ngoại cảm - ESP) như cách họ gọi nó. Một số người nằm trong những căn phòng tối om và cố gắng hình dung ra nơi ẩn náu bị nghi ngờ.

Cạnh tranh PSI giữa 2 siêu cường

Những người đang ngồi trên những chiếc bàn tỏa ánh sáng rực rỡ, họ đang phác thảo và diễn đạt bằng lời bất cứ điều gì khiến ngòi bút đi theo tâm trí của họ. Suốt ngày đêm họ theo dõi kẻ độc tài và cuối cùng họ được yêu cầu nhìn về tương lai nhằm xác định trước những chuyển động của đối tượng. Những tìm kiếm của họ được thu thập và phân tích và xem xét cùng với những phát hiện đến từ những nguồn thông thường hơn. Và đến giờ đã định, cuộc tấn công đã được kích hoạt.

Nghe có vẻ như trong phim giả tưởng, song kỳ thực có một nhóm quân nhân về hưu và các sĩ quan tình báo trong cộng đồng tình báo Mỹ đã nghiêm túc sử dụng những hiện tượng tâm linh trong 2 thập kỷ qua: DIA (Cơ quan Tình báo quốc phòng), CIA, NSA (Cơ quan An ninh quốc gia), FBI, Mật vụ, Hải quân, Lục quân, và cả Không quân Mỹ, tất cả đều nhúng tay vào, cũng như các nhà ngoại cảm đã tham gia hàng trăm hoạt động quân sự và tình báo, bao gồm vụ đánh bom năm 1986 ở Libya khi đó bom Mỹ đã thực sự rơi trên khu trại sa mạc của Tổng thống al-Qadhdhafi, dù suýt chút nữa nhà độc tài bị trúng bom. 

Viện nghiên cứu Stanford (SRI) ở Menlo Park, California.

Viện nghiên cứu Stanford (SRI) ở Menlo Park, California.

Tất cả đều được bắt đầu bằng cuộc cạnh tranh ăn miếng trả miếng trong Chiến tranh lạnh. Trở lại thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu rót tiền và nguồn lực vào việc nghiên cứu ESP và Psychokinesis (siêu năng ngoại cảm, hiện tượng được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này gọi chung là Psi). Phần lớn các nghiên cứu trong số này đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Liên Xô và KGB, vào đầu thập niên 1970, các nhà phân tích tình báo Mỹ (trước đó từng lo ngại về (“khoảng cách tên lửa”) đã bắt đầu âu lo về “Khoảng cách Psi”.

Năm 1972, một báo cáo chưa được phân loại của DIA đã bày tỏ bận tâm rằng "các nỗ lực của Liên Xô trong lĩnh vực nghiên cứu Psi sớm hay muộn có thể cho phép họ thực hiện một số thao tác: (a) Biết nội dung các tài liệu tuyệt mật Mỹ, chuyển động của binh lính và tàu chiến, các địa điểm, cùng bản chất các thiết lập quân sự của chúng ta; (b) Định hình từ xa suy nghĩ của các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Mỹ; (c) Gây ra cái chết từ xa đối với bất kỳ quan chức Mỹ nào; (d) Vô hiệu hóa từ xa mọi loại trang thiết bị quân sự Mỹ gồm cả máy bay”.

Tất cả những điều này đã thôi thúc cộng đồng tình báo Mỹ hành động cũng như tăng cường sự giám sát Liên Xô và Đông Âu, cả CIA lẫn Lầu Năm Góc đều bí mật lẫn công khai tài trợ cho nghiên cứu Psi trên đất Mỹ. Đơn vị được hưởng lợi nhiều nhất trong nghiên cứu này là Viện Nghiên cứu Stanford (SRI) ở Menlo Park, California. Người đứng đầu chương trình nghiên cứu Psi tại SRI là một kỹ sư laser trẻ tuổi tên là Hal Puthoff, đó là một nhà vật lý lý thuyết có viện nghiên cứu riêng ở Texas.

Hal Puthoff bắt đầu thực hiện các thí nghiệm với một “cậu đồng” nổi tiếng sống ở New York tên là Ingo Swann. Sau khi lưu hành các báo cáo về những thí nghiệm này, nhiều quan chức tình báo đã ghé thăm Hal Puthoff tại SRI. Cuối năm 1972, Puthoff nhận được khoản tiền thưởng đầu tiên là 50.000 USD; mặc dù ông không nói ra nhưng số tiền đến từ CIA. 

Thiếu tướng Bert Stubblebine, người đứng đầu Bộ Tư lệnh An ninh và Tình báo lục quân.

Thiếu tướng Bert Stubblebine, người đứng đầu Bộ Tư lệnh An ninh và Tình báo lục quân.

Những thí nghiệm về ngoại cảm

Nghiên cứu của hai ông Puthoff và Swann sớm tập trung vào một bộ kỹ thuật trong đó ông Swann sử dụng chúng nhằm thu thập những ấn tượng trực quan và những ấn tượng khác từ những địa điểm ở cách xa. Dần dà ông Puthoff bắt đầu sử dụng các kỹ thuật mới nghe có vẻ hiện đại hơn như “nhìn từ xa”. Lúc đầu, ông Ingo Swann tuyên bố rằng chỉ với những mục tiêu có tọa độ chính xác, ông có thể “nhìn” được. Thời gian trôi qua, nhiều “ông bà đồng” có thể nhìn từ xa mà không cần tọa độ cụ thể.

Buổi ban đầu, tuyên bố “nhìn từ xa” của các nhà ngoại cảm đã vấp phải thái độ hoài nghi từ chính các nhà tài trợ CIA của họ, song khi những câu chuyện có kết quả tốt đẹp được lan truyền thì nó bắt đầu được cộng đồng tình báo để mắt tới. Thành công đầu tiên đã diễn ra đầu tháng 6/1973, khi một chính trị gia nghỉ hưu tên là Pat Price báo cáo rằng ông đã nhìn thấy một cơ sở nhạy cảm của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) ở Bờ Đông Hoa Kỳ, việc này khiến các quan chức NSA hốt hoảng mở cuộc điều tra.

Cụ thể thì ông Pat Price đã mô tả nơi đó một cách chi tiết, bao gồm sơ đồ bố trí các văn phòng ngầm, và thậm chí cả các nhãn dán đề “Tuyệt mật” trên các tệp thư mục. Một cựu quan chức cấp cao CIA nhớ lại sự việc: “Ông ta (Pat Price) biết tỏng mọi thứ”. Cuối thập niên 1970, một nhóm các nhà ngoại cảm đã được thành lập tại Viện Nghiên cứu Stanford (SRI), họ vừa tiến hành các thí nghiệm lại vừa thực hiện các công việc do chính phủ Mỹ giao phó. Sự quan tâm của chính phủ lớn đến mức khi mà nhiều cơ quan cùng đổ nguồn lực của họ vào một chương trình do Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) quản lý.

Chương trình có tên mã là “Ngọn lửa nướng”. Trong suốt năm 1978, Bộ Tư lệnh an ninh và tình báo lục quân (INSCOM) đã tự thành lập cho mình một đơn vị ngoại cảm quân sự đặt trụ sở ở căn cứ Fort Meade (tiểu bang Maryland). Thiếu tướng Edmund Thompson (từng là Trợ lý tham mưu trưởng tình báo) đã khuyến khích việc thành lập đơn vị này.

Tại Fort Meade, các nhà ngoại cảm đã dùng một số phương thức nhìn xa tương đối sâu (ERV), đại khái là họ nằm trên ghế trong phòng tối và tự thôi miên chính mình, sau đó mô tả bằng giọng nói những hình ảnh hoặc ấn tượng lóe lên trong tâm trí. Đầu thập niên 1980, tại SRI, ông Ingo Swann đã phát triển ra thứ mà ông gọi là “kỹ thuật xem từ xa dựa trên tọa độ ưu việt” (CRV). Với CRV, các nhà ngoại cảm nói rằng họ có cảm giác như đang thật sự hiện hữu tại mục tiêu. Ông Ingo Swann đã dạy kỹ thuật CRV cho 5 tân  binh tại căn cứ Fort Meade.

Theo một số quan chức quen thuộc với chương trình CRV thì các điệp viên ngoại cảm Mỹ cũng dùng thu thập thông tin những cơ sở quan trọng ở Tehran trong cuộc khủng hoảng con tin 1979-1981, những phần tử khủng bố và con tin phương Tây ở Trung Đông; địa điểm có nhà độc tài Panama, Manuel Noriega, trong cuộc đột kích của Mỹ ở Panama năm 1989; và vị trí có Mu'ammar aI-Qadhdhafi trước khi xảy ra vụ đánh bom Lybia năm 1986.

Trong suốt nhiều năm những mục tiêu được điệp viên tâm linh Mỹ nhắm đến là các cơ sở vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân ở Liên Xô và Tây Âu; tên lửa Silkworm ở vịnh Ba Tư trong cuộc chiến tranh Iran- Iraq; các tàu buôn lậu ma túy tiếp cận bờ biển Mỹ; các địa điểm có tên lửa Scud trong chiến dịch Bão táp sa mạc. Tuy vậy, không phải lúc nào các nhà ngoại cảm cũng thực hiện thành công, nhưng họ lại nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Washington và vì thế ngân sách vẫn tiếp tục dôi ra từ năm này sang năm khác. Trong lĩnh vực ngoại cảm, rất nhiều người biết đến chuyện của Bert Stubblebine. Ông Bert Stubblebine (Thiếu tướng Albert N. Stubblebine III) là người đứng đầu INSCOM năm 1981, cái năm mà Tướng Thompson ra đi để đảm nhiệm một vị trí khác.

Ngôi nhà ở Fort Meade (tiểu bang Maryland, Mỹ) nơi các nhà ngoại cảm tập trung để theo dõi tòa đại sứ Mỹ ở Iran trong cuộc khủng hoảng con tin.

Ngôi nhà ở Fort Meade (tiểu bang Maryland, Mỹ) nơi các nhà ngoại cảm tập trung để theo dõi tòa đại sứ Mỹ ở Iran trong cuộc khủng hoảng con tin.

Đơn vị ngoại cảm đặc biệt

Ông Stubblebine là người ủng hộ chính trong việc thành lập đơn vị tình báo ngoại cảm trong quân đội. Bản thân vị thiếu tướng là người rất thích tham dự các buổi ngoại cảm. Cuộc hành trình tâm linh đã đưa thiếu tướng Stubblebine đến Viện  Monroe (một trung tâm thuộc sở hữu tư nhân nằm gần Charlottesville (tiểu bang Virginia) chuyên điều tra về các hiện tượng huyền bí). Ở Viện Monroe tồn tại một tiến trình gọi là “trải nghiệm ngoài cơ thể”. Tướng Stubblebine bắt đầu phái nhân viên INSCOM của mình đến Viện Monroe. 

 DIA nắm quyền kiểm soát đơn vị ngoại cảm ở Fort Meade, lúc này dự án đổi tên thành Center Lane, sau đó là Sun Streak, và giờ đây Jack Vorona nắm quyền kiểm soát trực tiếp đơn vị ở Fort Meade. Dưới sự giám sát của Verona, đơn vị ngoại cảm dường như an toàn hơn trước các mối đe dọa bên ngoài. Còn bên trong thì sao? Dù Thiếu tướng Stubblebine đã ra đi nhưng tinh thần của ông vẫn còn đọng lại, cho đến cuối thập niên 1980, đơn vị ngoại cảm ở Fort Meade tiếp nhận thêm 2 nữ “phù thủy” có tên gọi là Angela Dellafiora và Robin Dahigren, những người có năng lực nhìn xa kỳ lạ. Angela Dellafiora bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo cá nhân, đưa ra lời khuyên cho những người “tai to mặt lớn” bao gồm cả Jack Vorona.

Một nhân vật ngoại cảm khác cũng rất được trọng vọng trong cộng đồng tình báo Mỹ đó chính là Ed Dames, một nhà ngôn ngữ học (người đam mê quan sát Trung Quốc) kiêm cựu sĩ quan tình báo của INSCOM, Ed Dames nằm trong số các nhà quan sát từ xa được ông Ingo Swann đào tạo tại SRI hồi đầu thập niên 1980.

Trong thời gian rảnh rỗi tại đơn vị ngoại cảm ở Fort Meade, Ed Dames bắt đầu sử dụng các kỹ thuật nhìn từ xa nhằm thực hiện những sở thích tâm linh và ngoài trái đất của riêng mình. Mục tiêu huấn luyện nâng cao của Ed Dames bao gồm sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng trinh; sự sụp đổ của Atlantis ("nó nằm dưới đáy hồ Titicaca" - Ed Dames quả quyết); quái vật hồ Loch Ness; và các loại đĩa bay. Năm 1989, Ed Dames rời đơn vị ngoại cảm và bắt đầu gây dựng một công ty có tên là Psi Tech sử dụng các kỹ năng ngoại cảm của mình để kiếm tiền. Nhưng khách hàng chỉ lèo tèo.

Ed Dames ly thân với vợ và chuyển đến Albuquerque (tiểu bang New Mexico) với niềm tin rằng các hoang mạc gần đó là nơi ẩn náu của nền văn minh sao Hỏa. Ed Dames dự đoán vào tháng 8/1992 rằng người ngoài hành tinh sẽ đáp xuống sa mạc khiến cả thế giới chấn động. Đến năm 1994, Ed Dames sạch túi. Phần lớn những người hành nghề ngoại cảm đều nói rằng nghề của họ khá nguy hiểm và bị chê là tâm thần.

Sau vụ bê bối mang tên Irangate năm 1987, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Frank Charles  Carlucci đã tiến hành đánh giá trên diện rộng về khả năng ngoại cảm. Ông Ed Dames nhớ lại: “Rất nhiều thứ đã bị xé nhỏ và họ đốt nó cả ngày lẫn đêm". Đơn vị này còn chịu thêm một đòn nữa khi người bảo vệ nó là Jack Vorona nghỉ hưu từ DIA vào cuối năm 1989. Chương trình nhìn từ xa của SRI cũng bị khai tử vào năm đó, song một thời gian ngắn sau đã được hồi sinh tại một thực thể có tên là Tập đoàn quốc tế các ứng dụng khoa học (SAIC) và lại “chết” lần nữa trong năm 1994. Người ta đồn rằng chương trình ngoại cảm của Nga cũng có số phận tương tự khi làn gió Chiến tranh lạnh đã dịu bớt. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều năm sau khi đào tẩu khỏi Nga và định cư ở Mỹ, cựu sĩ quan KGB, Alexander Zaporozhsky đã bị dụ trở lại đất nước mà ông ta đã từng phản bội. CIA...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Bình (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN