Giải mã bí ẩn xung quanh chiếc gương quỷ quái "đoạt mạng" 38 người

Tháng 11/1977, Hiệp hội các nhà sưu tập đồ cổ Pháp đã tổ chức một cuộc họp báo đặc biệt, cảnh báo các thành viên của mình không nên tìm mua chiếc gương cổ viền gỗ có tên gọi là Louis Alvarez 1743.

Theo hiệp hội, chiếc gương ma quái này đã lấy mạng chính người làm ra nó và 37 người khác chỉ vài ngày sau khi họ soi mình vào đó.

Chiếc gương Louis Alvarez 1743 từng đoạt mạng hàng chục người. Ảnh minh họa

Chiếc gương Louis Alvarez 1743 từng đoạt mạng hàng chục người. Ảnh minh họa

38 người tử vong

Trước đó, chiếc gương được một người thợ tên là Louis Alvarez làm ra, nhưng chỉ hai ngày sau khi chiếc gương được hoàn thành, Alvarez vốn là một người khỏe mạnh đột nhiên ngã quỵ ngay trong xưởng làm việc.

Khi tiến hành khám nghiệm tử thi, các bác sỹ đưa ra kết luận rằng người thợ làm gương bị tràn máu não mà chết. Lúc này, mọi người chưa hề nghi ngờ gì và vẫn chỉ coi đó là sự trùng hợp không may.

Sau đó, chiếc gương được bán cho cửa hàng tạp hóa, qua tay nhiều người chủ khác, và bắt đầu hành trình gieo rắc những cái chết đáng sợ.

Nạn nhân thứ hai sau Alvarez là ông Tesemer - chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille đã mua chiếc gương làm quà sinh nhật tặng vợ. Sau khi lấy chiếc gương ra khỏi hộp, ông đưa chiếc gương chạm khắc tinh xảo lên soi. Bỗng nhiên, ông Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Người vợ đau buồn đem hết đồ đạc của chồng đi bán, bao gồm cả chiếc gương Louis Alvarez 1743.

Sau đó, chiếc gương lưu lạc không rõ tung tích. Mãi sau đó, một biên tập viên tên Arnold đã mua nó ở một cửa hàng vỉa hè tại thủ đô Paris (Pháp) và đem về nhà treo cạnh giường ngủ. Vài ngày sau, cảnh sát phát hiện anh ấy đã qua đời tại nhà vì chứng xuất huyết não.

Nạn nhân thứ tư của chiếc gương là Henry – chủ một cửa hàng đồ cổ. Khi đi dạo chợ cũ, ông thấy chiếc gương Louis Alvarez 1743 có vẻ hấp dẫn nên đã mua nó về trưng bày tại quán của mình. Nhưng thật không may, sau 3 ngày thì Henry cũng đột tử vì xuất huyết não khi đang làm việc.

Tới lúc này, sự kỳ quái của chiếc gương mới được mọi người chú ý. Một người bạn của Henry đi dự đám tang tình cờ cũng quen biết nạn nhân thứ ba – Arnold. Ông lên tiếng cảnh báo Louis Alvarez 1743 có "điềm gở" và gia đình nên vứt ngay đi.

Các nạn nhân khi tiếp xúc với chiếc gương đều bị xuất huyết não. Ảnh minh họa

Các nạn nhân khi tiếp xúc với chiếc gương đều bị xuất huyết não. Ảnh minh họa

Nạn nhân tiếp theo của chiếc gương Louis Alvarez 1743 là vợ chồng ông Hanmer và bà Jura. Chiếc gương với những đường nét chạm khắc tinh xảo đã thu hút sự chú ý của bà Jura, thôi thúc người phụ nữ này mua về và để trên bàn làm việc ở nhà. Sau đó không lâu, hai vợ chồng bà đã qua đời trên đường đến bệnh viện cấp cứu do bị xuất huyết não.

Trong hơn 100 năm tiếp theo, người ta vẫn tiếp tục biết được thông tin về những cái chết đột ngột giống như 6 người trước đó. Trong số những nạn nhân ấy, có người đã nghe tin đồn về chiếc gương "sát nhân" nhưng vẫn tò mò sử dụng nó để rồi đẩy mình vào kết cục buồn, cũng có những người vô tình "rước họa vào thân".

Nạn nhân thứ 38 của chiếc gương là tiến sĩ Smith. Với tư cách là một nhà khoa học, ông Smith không tin vào những lời đồn đoán ma quái xung quanh món đồ này nên đã quyết tìm ra cho bằng được nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng chục nạn nhân trước đó. Nhưng tiếp xúc với chiếc gương chưa được bao lâu thì người đàn ông này đã cảm thấy chóng mặt, nhức đầu nhưng nhắn gửi với gia đình rằng phải bảo quản chiếc gương thật tốt, không được để nó tiếp tục làm hại ai khác.

Từ đó, chiếc gương được bọc lại và cất giữ cẩn thận để không ai trở thành nạn nhân tiếp theo của nó nữa.

Lời giải của Waine

Thời gian trôi qua, mãi đến tháng 4/2005, một nhà khảo cổ học người Mỹ tên Waine đã lặn lội bay tới Paris để xin phép Hiệp hội Cổ vật Pháp cho ông điều tra về Louis Alvarez 1743.

Điều bất ngờ đã xảy ra khi ông Waine đem gương về nhà nhiều ngày mà vẫn khỏe mạnh, không hề bị làm sao. Sau khi thực hiện vài xét nghiệm, ông Waine nhận thấy mặt gương mới có tuổi đời trên dưới 100 năm, trong khi nó đã được làm ra từ năm 1743. Có lẽ trong 300 năm qua, nó đã được thay mặt mới, nên ông Waine nhận định "sát nhân" thật sự không phải là gương, mà là khung gương được làm bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo.

Khung gương được phát hiện làm từ gỗ đặc biệt.

Khung gương được phát hiện làm từ gỗ đặc biệt.

Một ngày, khi ông Waine đi làm trở về định tiếp tục khám phá chiếc gương thì ông bàng hoàng phát hiện 2 chú chuột bạch thí nghiệm trong phòng làm việc đã chết. Nguyên nhân cái chết của chúng cũng là xuất huyết não như con người.

Để khẳng định dự đoán của mình, ông Waine đã mài một vài mảnh vụn gỗ từ khung gương làm thí nghiệm. Kết quả cho thấy khung gỗ của Louis Alvarez 1743 được làm từ gỗ coura – một loại cây quý hiếm nhưng đã tuyệt chủng từ 100 năm trước.

Gỗ coura là loại gỗ chứa một chất cực kỳ độc. Tuy nhiên, để chất độc này phát tác thì cần một điều kiện, đó là phải tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Chất độc trong gỗ tạo thành khí độc làm mạch máu não bị tắc dần dần, dẫn đến xuất huyết não và tử vong.

Theo đó, có thể lý giải việc nhà khoa học Waine tránh được "kiếp nạn" là vì ông luôn có thói quen đóng kín cửa và rèm khi làm việc, vậy nên đã không bị nó đoạt mạng. Vào ngày 2 chú chuột bạch chết, vợ của ông đã mở rèm gần đó nên chất độc bốc hơi.

Sau gần 300 năm trời, câu chuyện gây ám ảnh về Louis Alvarez 1743 cuối cùng cũng đã được giải đáp. Sau đó, để đảm bảo an toàn cho mọi người, chiếc gương đã được tiêu hủy. 

Cái chết ”bí ẩn nhất thời đại” của triệu phú mỏ vàng: Hơn 80 năm vẫn chưa tìm ra lời giải

Đã hơn 8 thập kỷ trôi qua nhưng cảnh sát vẫn chưa thể tìm ra hung thủ thực sự đã ra tay sát hại triệu phú mỏ vàng Harry Oakes.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN