Giải mã 3 khu vực bất khả xâm phạm trong Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành (Cố cung) là khu phức hợp cung điện ở khu Đông Thành thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc, với tổng diện tích lên tới 720.000 m2. Đây là nơi ở của giới hoàng tộc thuộc hai triều đại phong kiến nhà Minh và nhà Thanh.
Bên trong Tử Cấm Thành gồm hơn 9.000 căn phòng được chia thành 3 đại điện lớn, gồm điện Thái Hòa, điện Trung Hòa và điện Bảo Hòa. Phần còn lại là Hậu cung - nơi ở của các phi tần.
Sau khi tân Trung Quốc được thành lập, Cố cung cũng dần dần được mở cửa đón nhận khách tham quan, đồng thời truyền bá lịch sử văn hóa. Nhiều người trong quá trình tham quan phát hiệnmột số cung điện trong Cố cung bị niêm phong chặt chẽ, không cho khách vào thưởng thức.
Tam Hi Đường
Tam Hi Đường không thể cho du khách vào tham quan. Ảnh minh họa
Tam Hi Đường nằm ở phía Đông Noãn các của Dưỡng Tâm điện, nguyên danh là "Ôn thất", sau cải thành "Tam Hi Đường".
Tấm biển mang tên Tam Hi Đường cũng do đích thân Càn Long ngự bút. "Tam Hi" chính là "Sĩ hi hiền, hiền hi thánh, thánh hi thiên", nghĩa là "kẻ sĩ hy vọng trở thành người tài, người tài hi vọng trở thành thánh nhân, thánh nhân hi vọng trở thành biết thiên chi nhân", thật ra là cổ vũ chính mình không ngừng truy cầu, chăm chỉ cố gắng.
Tam Hi Đường là thư phòng của hoàng đế Càn Long, diện tích chỉ khoảng 4.8 mét vuông, nhưng bài trí cao nhã, tinh tế. Đây là nơi bày trí với số lượng lớn sản phẩm thủ công và văn phòng tứ bảo tinh tế; đồng thời là nơi vua Càn Long cất giữ các tác phẩm "Tam Hy mặc bảo": "Khoái tuyết thời tình thiếp" của Vương Hi Chi, "Trung thu thiếp" của Vương Hiến Chi và "Bá Viễn thiếp" của Vương Tuần.
Lý do Tam Hi Đường dù mở cửa nhưng du khách không thể vào tham quan là bởi vì nó quá nhỏ. Không những vậy, bên trong Tam Hi Đường còn chứa nhiều bảo vật quý giá, do đó nơi này đã bị niêm phong lại và nghiêm cấm du khách tới thăm quan.
Vũ Hoa Các
Vũ Hoa Các. Ảnh: Aboluowang
Vũ Hoa Các là ngôi Phật đường mật tông Phật giáo Tây Tạng, là một trong 10 Phật đường lớn nhất của Cố cung được xây dựng vào năm Càn Long thứ 14 (1749).
Thời bấy giờ, Càn Long đế đã cho cải tạo lại tòa kiến trúc thời Minh thành Vũ Hoa Các, mô phỏng theo tu viện Thác Lâm Tự ở Tây Tạng.
Vũ Hoa Các tôn thờ tượng Tây Thiên Chú. Vì để bày có sự xem trọng đối với Phật giáo Tây Tạng, Vũ Hoa Các đã chiếu theo Tứ bộ (sự, hành, yoga, vô thượng yoga) của mật tông Tây Tạng tiến hành thiết kế các tầng.
Trong đó, tầng trệt được gọi là Trí Hành, tầng 2 là Đức Hành, tầng 3 là Yoga, tầng 4 là Vô Thượng. Mỗi tầng đều thờ Phật tổ và Bồ tát khác nhau.
Lý do nơi này không mở cửa cho khách tham quan là do Phật đường Vũ Hoa Các là nơi chỉ duy nhất Hoàng đế được phép ra vào để học Phật pháp và tu dưỡng tâm tính. Đối với Hoàng đế mà nói, tâm loạn thì thiên hạ cũng đại loạn. Nên việc điều hướng tư tưởng của Hoàng đế theo Phật học là vô cùng cần thiết.
Một nguyên nhân khác là do không gian trong Vũ Hoa Các quá nhỏ hẹp nên không thích hợp cho du khách vào tham quan. Hơn nữa, đây lại là Phật đường cần được giữ thanh tịnh, sạch sẽ nên không được phép quấy nhiễu hay trở thành nơi công cộng.
Quyện Cần Trai
Quyện Cần Trai là nơi Càn Long đế dành những ngày cuối đời ở đó. Ảnh: Sina
Quyện Cần Trai là một địa điểm nằm ở phía Bắc của hoa viên cung Ninh Thọ, phía sau Phù Vọng Các. Vào năm Càn Long thứ 37 (1772), Quyện Cần Trai được xây dựng theo mô hình Kính Thắng Trai trong hoa viên của cung Kiến Phúc. Nơi đây có 9 phòng kết nối với nhau và một tầng thượng.
Vào những năm cuối đời, Càn Long hầu như chuyển về Quyện Cần Trai nghỉ ngơi. Càn Long đã yêu cầu những người thợ thủ công giỏi nhất của kinh thành trang trí lại theo phong cách Giang Nam cho Quyện Cần Trai. Để giúp hoàng thượng có cảm giác thoải mái nhất khi sống ở đây, những nghệ nhân đã sử dụng tre để làm vật liệu chính dựng nên Quyện Cần Trai.
Mái của những căn phòng nơi đây được lợp bằng ngói tráng men màu xanh và trang trí phần cạnh bằng ngói lưu ly màu vàng. Hành lang của Quyện Cần Trai được trang trí bằng những bức tranh vẽ theo phong cách Tô Châu. Những bức tranh này được vẽ bởi các họa sĩ cung đình là Lang Thế Ninh và Vương Ấu Học. Trần của các căn phòng được ốp bằng các miếng hoa văn đồng bộ.
Đáng tiếc rằng, các bức tranh và các vật dụng, bức vách, giường ngủ… bằng tre đã bị hư hại sau một thời gian dài nên nơi này đã đóng cửa để trùng tu, chưa từng mở lại.
Ngoài vua Càn Long, có một người khác thản nhiên được mặc long bào mà không bị phán tội, thậm chí còn được trọng dụng, ban phủ đệ cùng đất đai rộng lớn.
Nguồn: [Link nguồn]