Giải đáp thắc mắc kinh điển về nụ cười nàng Mona Lisa
Dự án phục dựng 4 bức họa nổi tiếng thế giới theo phong cách ảnh chụp thời hiện đại đã phần nào tiết lộ thắc mắc kinh điển về nụ cười nàng Mona Lisa.
Bức chân dung của danh họa Raphael.
Theo Daily Mail, năm 1503, Leonardo da Vinci bắt đầu vẽ bức chân dung người vợ của một thương nhân giàu có. Bức họa “Nàng Mona Lisa” hoàn thành trong vòng 7 năm và đã trở thành một kiệt tác hội họa của nhân loại.
Cho đến nay, nụ cười của nàng Mona Lisa vẫn được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất của làng hội họa thế giới.
Bức chân dung tự họa của Rembrandt.
Nhờ vào dự án của Quentin Devine, nhà nghệ thuật kỹ thuật số người Úc, bí ẩn về nụ cười của nàng Mona Lisa phần nào được giải đáp. Đây là dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất, phục dựng 4 bức họa nổi tiếng thế giới theo phong cách ảnh chụp thời hiện đại.
4 bức họa nổi tiếng phục dựng lại bao gồm bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci, 2 bức chân dung tự họa của Rembrandt và Raphael và bức The Blue Boy của Thomas Gainsborough Sau khi phục dựng, công nghệ sẽ giúp hé lộ nàng Mona Lisa thực sự biểu cảm như thế nào.
Bức The Blue Boy của Thomas Gainsborough.
“Đây là một dự án hấp dẫn nhưng cũng hết sức áp lực để bắt chước kỹ năng của các họa sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử”. ông Devine chia sẻ. “Tôi và cả nhóm đã cố gắng tạo ra bức ảnh thực tế nhất của các tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng, giống như chúng ta đưa họ lần đầu tiên vào thế giới hiện đại”.
Để tạo ra bức ảnh, các nhà tạo mẫu và nghệ sỹ trang điểm tạo hình cho người mẫu, sau đó chụp ảnh họ với tư thế gần giống bức chân dung gốc nhất. Cuối cùng, họa sỹ kỹ thuật số sẽ hoàn thiện bức ảnh. Quá trình này tốn khoảng 36 giờ để hoàn thiện cho mỗi bức.
Nàng Mona Lisa thực sự đã cười trong bức chân dung phục dựng lại.
"Chúng ta mất nhiều thế kỷ để xác định biểu cảm khuôn mặt mơ hồ của Mona Lisa. Tuy nhiên, tác phẩm phục dựng đã cho thấy đó thực sự là một nụ cười. Có lẽ Mona Lisa còn đẹp hơn những gì được thể hiện trong bức họa", ông Devine nói.