Giá dầu giảm vì tín hiệu kém lạc quan từ kinh tế Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Hôm nay (10/10), giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm sau 5 ngày tăng liên tục, khi giới đầu tư phản ứng với chỉ số kinh tế kém ở Trung Quốc - nước nhập dầu thô nhiều nhất thế giới.

Cờ của OPEC được treo ở Vienna ngày 5/10. (Ảnh: Reuters)

Cờ của OPEC được treo ở Vienna ngày 5/10. (Ảnh: Reuters)

Giá tương lai của dầu Brent giao trong tháng 12 giảm 1,1% xuống 97,07USD/thùng.

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm 1,1% xuống 91,84USD/thùng.

Theo số liệu được công bố ngày 9/10, chỉ số dịch vụ ở Trung Quốc trong tháng 9 giảm lần đầu tiên trong vòng 4 tháng, khi các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực lên lượng cầu và niềm tin của doanh nghiệp.

Kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại làm tăng lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu, sau khi hàng loạt ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản để chống lạm phát.

“Dầu đang chịu tác động vì 3 yếu tố: Kinh tế Trung Quốc yếu hơn, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và can thiệp bằng kho dự trữ dầu chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden”, Stephen Innes, giám đốc điều hành của hãng quản lý tài sản SPI, đánh giá.

Chính quyền Mỹ dự tính sẽ mở kho dự trữ xăng dầu chiến lược một lần nữa trong tháng tới, để đáp trả việc OPEC+ vừa quyết định giảm sản lượng dầu mỏ từ tháng 11 tới, với mức 2 triệu thùng/ngày.

Giá dầu Brent và WTO đạt mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 sau khi OPEC+ đưa ra quyết định này.

Các nhà phân tích tại nhiều ngân hàng và hãng môi giới dự báo giá dầu Brent sẽ tăng lên trên 100USD/thùng trong các tháng tới.

Dù tuyên bố sẽ giảm sản lượng, công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco của Ả-rập Xê-út vừa thông báo với ít nhất 5 khách hàng Bắc Á rằng sẽ cung cấp đủ khối lượng cho họ theo hợp đồng trong tháng 11, Reuters dẫn các nguồn tin nắm được tình hình cho biết.

Điều này có nghĩa là sẽ có rất ít thay đổi về mức cung thực tế của Ả-rập Xê-út cho các khách hàng châu Á.

Nga thu lời lớn nhờ giá dầu tăng vọt: Sóng gió ở phía trước?

Xuất khẩu dầu thô qua đường biển của Nga sang châu Á đang ngày càng giảm, dấu hiệu cho thấy nhu cầu đối với nguồn cung năng lượng của Nga đang suy giảm, theo Bloomberg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN