Gặp nàng công chúa “cô đơn nhất thế giới”
Trải qua tuổi thơ đầy cô đơn, công chúa Aiko của Nhật Bản giờ đây bước sang tuổi 21 và phải đối mặt không ít câu hỏi khó đặt ra cho tương lai và cuộc sống hôn nhân của cô.
Mọi người gọi cô là công chúa cô đơn nhất thế giới: công chúa Aiko, người con duy nhất của Thiên hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako của Nhật Bản. Ở tuổi 21, công chúa sống cùng cha mẹ trong Cung điện Hoàng gia ở Tokyo và gần đây đã đảm nhận các nhiệm vụ hoàng gia.
Cô được cho là đã trải qua một tuổi thơ khó khăn và cuộc sống của cô khi trưởng thành cũng không dễ dàng hơn là bao khi cô đang phải đối mặt với một quyết định đau lòng về hôn nhân.
Công chúa Aiko (phải) tham dự một sự kiện cùng cha mẹ là Thiên hoàng Naruhito (giữa) và Hoàng hậu Masako (trái) . Ảnh: Reuters
Aiko sẽ không thể lên ngôi vì Luật Hoàng gia năm 1947 quy định rằng phụ nữ không được kế vị. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất.
Là một thành viên hoàng tộc còn độc thân, cô vốn chỉ được phép kết hôn với các thành viên của Nhật Bản nhưng vấn đề là ở Nhật hiện lại không còn đối tượng nào thỏa điều kiện như vậy.
Điều này khiến cô chỉ còn 2 lựa chọn mà cả hai đều có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Tuổi thơ cô độc
Công chúa Aiko (còn được gọi là Công chúa Toshi) được cho là từng bị bắt nạt ở trường nên cô buộc phải học tại nhà trong phần lớn thời gian học tập. Sống trong Cung điện Hoàng gia, cô bị cô lập với những người đồng trang lứa. Điều này khiến cô ấy có biệt danh là "công chúa cô đơn nhất thế giới".
Công chúa Aiko chụp ảnh cùng chú chó cưng. Ảnh: Reuters
Theo báo Asahi Shimbun, Aiko hiện là sinh viên năm cuối tại Trường ĐH Gakushuin ở Tokyo, chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học Nhật Bản và đang phải tham gia các khóa học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tiến thoái lưỡng nan trong hôn nhân
Aiko sẽ phải đối mặt với quyết định khó khăn về hôn nhân. Cô có thể chọn kết hôn với một thường dân nhưng nếu làm vậy cô sẽ bị tước bỏ tước hiệu hoàng gia.
Năm 2021, cháu gái của Thiên hoàng là Công chúa Mako đã có động thái tương tự khi quyết định kết hôn với người bạn trai thời đại học và chấp nhận trở thành thường dân. Quyết định của công chúa Mako đã vấp phải sự phản đối lớn từ một số công dân Nhật Bản.
Công chúa Aiko xuất hiện trong buổi lễ trưởng thành của mình tại Cung điện Hoàng Gia Tokyo năm 2021. Ảnh: Reuters
Lựa chọn còn lại của Aiko nếu không kết hôn là trở thành một "miko" ("vu nữ"- tức người phụ nữ giữ đền thờ Thần đạo của Nhật Bản). Nếu vậy cô cần phải tuyên thệ sẽ giữ trinh tiết, trải qua quá trình rèn luyện thể chất và tinh thần và làm việc trong một đền thờ Thần đạo.
Áp lực từ tiền lệ của người em họ Mako
Khi Công chúa Mako quyết định kết hôn với luật sư Kei Komuro, cô chấp nhận mất tước hiệu công chúa và sẽ chuyển đến New York sống cùng chồng. Điều này gây tranh cãi dữ dội ở Nhật Bản.
Các tờ báo lá cải chỉ trích gay gắt cặp đôi và sự chỉ trích trên mạng xã hội cũng gay gắt đến mức Mako được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng.
Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật từng thông báo rằng: "Cô ấy đã trải qua nỗi sợ hãi dai dẳng rằng cuộc sống của mình sẽ bị hủy hoại. Điều này khiến cô ấy trở nên bi quan và cảm thấy khó được hạnh phúc".
Cuộc hôn nhân của cựu công chúa Mako (phải) đã vấp phải những sự phản đối dữ dội. Ảnh: Reuters.
Julian Ryall, phóng viên thường trực tại Nhật Bản của tờ Telegraph, cho biết: "Trước đám cưới, những người bảo thủ đã nói những điều rất tồi tệ. Có người còn nói: 'Tôi hy vọng cô ta ly hôn và phải quay trở về và sống cuộc đời vu nữ trong đền thờ.' Những người này cho rằng Mako đã từ bỏ gia đình nên không xứng đáng được hạnh phúc và phải được đưa trở lại con đường đúng đắn."
Hoàng gia Nhật ngày càng neo người
Hoàng gia Nhật Bản là chế độ quân chủ cha truyền con nối liên tục lâu đời nhất trên thế giới. Hoàng gia Nhật đến nay đã chứng kiến 126 vị vua lên ngôi, bắt đầu từ năm 660. Sau Thế chiến II, hoàng gia Nhật có 67 thành viên nhưng bây giờ chỉ còn 15 người và chỉ 5 người trong số họ là nam giới.
Năm 2006 đã từng có đề xuất thay đổi luật để cho phép phụ nữ lên ngôi nhưng rồi dự luật đã rơi vào quên lãng sau khi Hoàng tử Hisahito chào đời và đây cũng là người con trai đầu tiên được sinh ra trong hoàng tộc sau hơn 40 năm. Một số người nói rằng đã đến lúc xem xét lại luật một lần nữa.
84% công dân Nhật ủng hộ phụ nữ được lên ngôi
Theo quy định chỉ có nam giới mới được kế vị thì người tiếp theo kế vị ngai vàng Nhật Bản sẽ là Thái tử Fumihito, 56 tuổi và tiếp đến con trai của ông, Hoàng tử Hisahito, hiện 15 tuổi.
Liệu Luật Hoàng gia Nhật có thể được thay đổi đế mở ra cơ hội kế vị cho phụ nữ như Công chúa Aiko? Ảnh minh họa: Reuters
Nhưng các quy tắc có thể thay đổi và ý tưởng này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Một cuộc thăm dò năm 2021 của hãng tin Kyodo News cho thấy 84% công dân Nhật Bản ủng hộ một nữ hoàng lên ngôi.
Ông Christopher Harding, Giảng viên môn Lịch sử châu Á tại Đại học Edinburgh, nói với tờ Guardian: "Rõ ràng là có sự ủng hộ lớn của công chúng dành đối với việc cho phụ nữ lên ngôi. Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu có nhiều người trẻ tại Nhật thật sự quan tâm đến một thay đổi như thế trong hoàng tộc hay không".
Nguồn: [Link nguồn]
Công chúa Na Uy Martha Louise từ bỏ các nghĩa vụ hoàng gia để cưới một công dân Mỹ gốc Phi tên Durek Verrett, người tự nhận là pháp sư.