Gần 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga khiến NATO 'toát mồ hôi'

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tạo ra áp lực lớn lên giới chức quân sự NATO, khi họ biết sẽ rất khó đối phó với chúng.

Là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới (cả chiến lược và chiến thuật), Nga đang khiến các tướng lĩnh NATO phải đau đầu tìm cách đối phó, hiện đối phương chưa thể đưa ra phương án tối ưu nhằm xóa bỏ ưu thế của Moskva.

Là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới (cả chiến lược và chiến thuật), Nga đang khiến các tướng lĩnh NATO phải đau đầu tìm cách đối phó, hiện đối phương chưa thể đưa ra phương án tối ưu nhằm xóa bỏ ưu thế của Moskva.

Thuật ngữ "vũ khí hạt nhân chiến thuật" hoặc "vũ khí hạt nhân phi chiến lược" được định nghĩa là một loại vũ khí hạt nhân có tầm bắn dưới 500 km đối với loại bố trí trên mặt đất, hoặc 600 km khi triển khai từ trên không và trên biển.

Thuật ngữ "vũ khí hạt nhân chiến thuật" hoặc "vũ khí hạt nhân phi chiến lược" được định nghĩa là một loại vũ khí hạt nhân có tầm bắn dưới 500 km đối với loại bố trí trên mặt đất, hoặc 600 km khi triển khai từ trên không và trên biển.

Mặc dù vậy, từng quốc gia có thể đưa ra phân loại của mình theo một cách hoàn toàn khác. Ví dụ, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga là loại được thiết kế để sử dụng trên chiến trường, thay vì để tiến hành cuộc tấn công xuyên lục địa.

Mặc dù vậy, từng quốc gia có thể đưa ra phân loại của mình theo một cách hoàn toàn khác. Ví dụ, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga là loại được thiết kế để sử dụng trên chiến trường, thay vì để tiến hành cuộc tấn công xuyên lục địa.

Kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được chia cho các Lực lượng Hàng không Vũ trụ, Hải quân và Mặt đất. Theo ước tính tại thời điểm năm 2022, Moskva sở hữu tới 1.912 vũ khí hạt nhân các loại.

Kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được chia cho các Lực lượng Hàng không Vũ trụ, Hải quân và Mặt đất. Theo ước tính tại thời điểm năm 2022, Moskva sở hữu tới 1.912 vũ khí hạt nhân các loại.

Đáng chú ý là số lượng vũ khí này không chỉ dành cho tấn công, chúng bao gồm cả đầu đạn được sử dụng trong tên lửa phòng không và tên lửa phòng thủ bờ biển, đây là điều khác biệt giữa Nga và những quốc gia NATO khác.

Đáng chú ý là số lượng vũ khí này không chỉ dành cho tấn công, chúng bao gồm cả đầu đạn được sử dụng trong tên lửa phòng không và tên lửa phòng thủ bờ biển, đây là điều khác biệt giữa Nga và những quốc gia NATO khác.

Hải quân Nga chiếm tỷ lệ nắm giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất (hơn 900 đầu đạn lắp trong ngư lôi và tên lửa hành trình), trong khi Lực lượng Hàng không vũ trụ đứng ở vị trí thứ hai, với khoảng 500 đầu đạn phóng từ trên không được phân bổ.

Hải quân Nga chiếm tỷ lệ nắm giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật lớn nhất (hơn 900 đầu đạn lắp trong ngư lôi và tên lửa hành trình), trong khi Lực lượng Hàng không vũ trụ đứng ở vị trí thứ hai, với khoảng 500 đầu đạn phóng từ trên không được phân bổ.

Cuối cùng, Lực lượng Mặt đất của Nga theo ước tính sở hữu khoảng 90 vũ khí hạt nhân chiến thuật, chúng được tích hợp vào các hệ thống tấn công như tên lửa đạn đạo Iskander-M hay tên lửa hành trình 9M729.

Cuối cùng, Lực lượng Mặt đất của Nga theo ước tính sở hữu khoảng 90 vũ khí hạt nhân chiến thuật, chúng được tích hợp vào các hệ thống tấn công như tên lửa đạn đạo Iskander-M hay tên lửa hành trình 9M729.

Với kho vũ khí khổng lồ như vậy, học thuyết hạt nhân của Nga là điều rất được quan tâm. Mỹ cho rằng Moskva sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cái gọi là chiến lược "leo thang để hạ bệ", nhằm đạt được kết quả mong muốn trên chiến trường.

Với kho vũ khí khổng lồ như vậy, học thuyết hạt nhân của Nga là điều rất được quan tâm. Mỹ cho rằng Moskva sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong cái gọi là chiến lược "leo thang để hạ bệ", nhằm đạt được kết quả mong muốn trên chiến trường.

Nói một cách đơn giản, học thuyết hạt nhân mới nhất của Nga đã nhấn mạnh ngưỡng sử dụng đối với vũ khí hạt nhân chiến lược và phi chiến lược theo các bậc thang leo thang xung đột.

Nói một cách đơn giản, học thuyết hạt nhân mới nhất của Nga đã nhấn mạnh ngưỡng sử dụng đối với vũ khí hạt nhân chiến lược và phi chiến lược theo các bậc thang leo thang xung đột.

Chúng được coi là những biện pháp răn đe hữu ích, đồng thời là yếu tố chủ chốt trong kho vũ khí của Nga, mà nước này có thể sử dụng để kiểm soát leo thang và khống chế mọi nguy cơ xảy ra đối với đất nước.

Chúng được coi là những biện pháp răn đe hữu ích, đồng thời là yếu tố chủ chốt trong kho vũ khí của Nga, mà nước này có thể sử dụng để kiểm soát leo thang và khống chế mọi nguy cơ xảy ra đối với đất nước.

Cuộc chiến Ukraine làm dấy lên lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm chống lại các quốc gia phương Tây can thiệp trực tiếp. Viễn cảnh trên thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và tình báo phương Tây.

Cuộc chiến Ukraine làm dấy lên lo ngại Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm chống lại các quốc gia phương Tây can thiệp trực tiếp. Viễn cảnh trên thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách và tình báo phương Tây.

Giới chức quân sự Mỹ nhận xét, có lý do để vẫn thận trọng về ý định của Nga, thể hiện qua việc Washington đặc biệt chú ý tới khả năng Nga sẽ triển khai các hệ thống tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Belarus.

Giới chức quân sự Mỹ nhận xét, có lý do để vẫn thận trọng về ý định của Nga, thể hiện qua việc Washington đặc biệt chú ý tới khả năng Nga sẽ triển khai các hệ thống tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ Belarus.

Với thực tế Nga có thể coi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình như một công cụ để sử dụng trong các cuộc xung đột khu vực hoặc toàn cầu với đối thủ mạnh hơn như lực lượng liên hợp của NATO, rõ ràng Liên minh cần xây dựng mọi kịch bản đối phó.

Với thực tế Nga có thể coi kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình như một công cụ để sử dụng trong các cuộc xung đột khu vực hoặc toàn cầu với đối thủ mạnh hơn như lực lượng liên hợp của NATO, rõ ràng Liên minh cần xây dựng mọi kịch bản đối phó.

Bất chấp thực tế chưa có bằng chứng nào cho thấy Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ra khỏi kho lưu trữ, NATO vẫn xây dựng những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai gần.

Bất chấp thực tế chưa có bằng chứng nào cho thấy Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ra khỏi kho lưu trữ, NATO vẫn xây dựng những kịch bản có thể xảy ra trong tương lai gần.

Tuy nhiên khả năng NATO đề ra được phương án đối phó hiệu quả vẫn bị xem là viễn tưởng, bởi vậy kho vũ khí hạt nhân chiến thuật vẫn là cơ sở duy trì an ninh một cách đầy sức nặng đối với Nga.

Tuy nhiên khả năng NATO đề ra được phương án đối phó hiệu quả vẫn bị xem là viễn tưởng, bởi vậy kho vũ khí hạt nhân chiến thuật vẫn là cơ sở duy trì an ninh một cách đầy sức nặng đối với Nga.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Putin tuyên bố vũ khí Nga “vượt trội hơn đối thủ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15-8 cho biết Moscow sẵn sàng bán vũ khí tiên tiến cho các đồng minh trên toàn cầu và hợp tác phát triển công nghệ quân sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương (19FortyFive) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN