G7 vạch ra chiến lược ứng phó với Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 cam kết hợp tác chống lại sự “ép buộc kinh tế” trong bối cảnh “sự gia tăng rất đáng ngại” liên quan đến các quốc gia “vũ khí hóa thương mại”.

Các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị ở Nhật Bản. Ảnh Reuters. 

Các nhà lãnh đạo G7 tại Hội nghị ở Nhật Bản. Ảnh Reuters. 

Trong một tuyên bố về an ninh kinh tế được đưa ra ngày 20/5, ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, các lãnh đạo G7 cho biết sẽ tăng cường khả năng phục hồi “thông qua việc khắc phục các điểm yếu và chống lại các hành vi xấu lợi dụng và củng cố những điểm yếu này”.

Mặc dù không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, các quan chức phương Tây lên tiếng ngày càng nhiều về việc Bắc Kinh sử dụng các hạn chế thương mại trong tranh chấp chính trị.

Các nhà lãnh đạo G7 cho biết: “Thế giới đã phải đối mặt với sự gia tăng đáng lo ngại về các vụ cưỡng bức kinh tế nhằm lợi dụng các điểm yếu và sự phụ thuộc về kinh tế, đồng thời làm suy yếu các chính sách đối ngoại và đối nội cũng như vị thế của các thành viên G7, các đối tác trên toàn thế giới”. “Chúng tôi sẽ hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng, những nỗ lực vũ khí hóa sự phụ thuộc kinh tế bằng cách buộc các thành viên G7 và các đối tác của chúng tôi, bao gồm cả các nền kinh tế nhỏ, tuân thủ và quy phục sẽ thất bại và phải đối mặt với hậu quả”.

Việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp trừng phạt thương mại là một trong những chủ đề được theo dõi chặt chẽ tại Hội nghị thượng đỉnh G7, trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi hành động phối hợp để ngăn chặn Bắc Kinh.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Litva đều bị hạn chế thương mại trong những năm gần đây sau các tranh chấp với Bắc Kinh về nhiều vấn đề.

Trong một thông cáo được đưa ra sau đó trong ngày 20/5, các nhà lãnh đạo G7 đã vạch ra một chiến lược cụ thể để đối phó với Trung Quốc.

“Chúng tôi nhận ra rằng khả năng phục hồi kinh tế đòi hỏi phải loại bỏ rủi ro và đa dạng hóa. Một Trung Quốc đang phát triển tuân theo các quy tắc quốc tế sẽ mang lại lợi ích toàn cầu”, thông cáo sau hội nghị cho biết.

Hôm 16/5, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết, G7 đang “phát triển các công cụ để ngăn chặn và bảo vệ chống lại sự đe dọa và trả đũa kinh tế của Trung Quốc”.

Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss đầu năm nay đã kêu gọi thành lập một “NATO kinh tế”.

Nhật Bản và các thành viên châu Âu, tuy nhiên, lại tỏ ra khá do dự trong việc đối đầu với Bắc Kinh so với Mỹ vì sự phụ thuộc nặng nề của họ vào thương mại Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

G7 ra tuyên bố chung về Ukraine

Ngày 19/5, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ra tuyên bố cam kết sẽ tăng cường trừng phạt kinh tế với Nga, nhằm làm suy yếu năng lực của Mátxcơva trong chiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Tiến (Theo Al Jazeera) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN