F-16 do Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine có ảnh hưởng đến Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga?
Việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chuyển giao vài chục chiếc F-16 cho Ukraine không phải là một vấn đề lớn, bởi trong kho vũ khí của các nước NATO (không bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) có khoảng 500 máy bay chiến đấu loại này.
"Chim ưng tấn công" F-16 là gì?
F-16 của Mỹ là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư. Do sự nhẹ nhàng và khả năng cơ động tốt, chúng có tên gọi là Fighting Falcon (tạm dịch là "chim ưng tấn công"). Máy bay chiến đấu loại này là nòng cốt của không quân Mỹ và các nước phương Tây. Chúng được đưa vào sử dụng từ năm 1978. Đây là loại máy bay tương đối rẻ và dễ bảo trì. Ở phương Tây, F-16 được coi là tốt nhất trong số các máy bay tương tự. Nó có động cơ mạnh và tỷ lệ lực kéo trên trọng lượng tốt.
F-16 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư. Ảnh: Reuters
Các đặc tính kỹ thuật chính của F-16
Cabin: 1 phi công;l
Tốc độ tối đa: 2145 km/h
Tầm bay: 4000 km
Độ cao bay tối đa: 18.000 mét
Bán kính chiến đấu: Từ 1361 đến 1759 km
Trọng lượng cất cánh tối đa: Từ 17 đến 21 tấn
Trọng lượng toàn tải chiến đấu: 5,42 tấn
Vũ khí
Tên lửa không đối không
Tên lửa không đối đất
Pháo 20 ly 6 nòng với 511 viên đạn
Bom: Điều chỉnh, cụm điều chỉnh, rơi tự do
Ukraine cần có máy bay chiến đấu F-16 để thiết lập sự ngang bằng tương đối trên không. Ảnh: East News
Những hạn chế
Hạn chế chính của F-16 là máy bay chỉ có một động cơ. Chỉ cần trúng một quả tên lửa (thậm chí là công suất nhỏ) hoặc một yếu tố hỏa lực tấn công của đối phương là máy bay coi như mất khả năng tác chiến. Phi công buộc phải phóng ra khỏi máy bay.
Ngoài ra, tốc độ của "chim ưng tấn công" Mỹ kém hơn đáng kể so với các máy bay chiến đấu hai động cơ hiện đại.
F-16 quan trọng với Ukraine
Kiev cần máy bay chiến đấu F-16 để thiết lập ít nhất là sự cân bằng tương đối trên không. Không quân Nga hiện chiếm ưu thế gần như hoàn toàn trong cuộc xung đột. Và điều này không cho phép lực lượng vũ trang Ukraine thực hiện một cuộc phản công lâu dài.
Việc Tổng thống Zelensky chỉ nhấn mạnh vào F-16 rõ ràng là được sự gợi ý của cả các cố vấn quân sự Ukraine lẫn phương Tây.
"Chim ưng tấn công" của Mỹ có bán kính bay chiến đấu (tùy thuộc vào việc tiếp nhiên liệu và trọng lượng của trọng tải) lên tới 1.700 km, còn khoảng cách từ biên giới Ba Lan đến Donetsk của Ukraine là khoảng 1.000 km.
Nhược điểm chính của F-16 là chỉ có một động cơ.
Mỹ và Phương tây có thể cung cấp cho Ukraine bao nhiêu máy bay F-16?
Hà Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên gửi máy bay chiến đấu của Mỹ tới Kiev.
Theo dữ liệu mới nhất, lực lượng không quân Hà Lan có hơn 50 chiếc F-16 sẵn sàng chiến đấu, Đan Mạch cũng có số lượng tương tự. Họ sẽ cùng nhau bàn giao 50 chiếc F-16 cho Kiev. Để bù lại, Mỹ cam kết sẽ cung cấp cho họ những chiếc F-35 mới - máy bay thế hệ tiếp theo.
Tuy nhiên, việc cung cấp F-16 cho Kiev nhiều khả năng sẽ được thực hiện theo từng đợt nhỏ. NATO có lẽ cũng hiểu rằng việc gửi đồng loạt 50 máy bay chiến đấu đến Ukraine sẽ dẫn đến thực tế là tất cả chúng đều có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa phòng không của Nga. Nên họ sẽ cung cấp nhỏ giọt, khoảng 10-12 chiếc và "phân tán" chúng tại một số sân bay quân sự.
Khả năng các quốc gia NATO khác chuyển giao thêm F-16 cho Ukraine cũng khá cao. Đặc biệt là khi xem xét rằng các loại máy bay chiến đấu khác (chủ yếu vẫn là của Liên Xô) đã được cung cấp cho Ukraine trong một thời gian dài.
Tiêm kích F-16 cần những phi công có kinh nghiệm chiến đấu trên không, trong khi Ukraine chưa có những chuyên gia như vậy. Ảnh: East News
Ukraine có phi công lái F-16 không? Phải mất bao nhiêu thời gian để huấn luyện?
Ukraine cũng có các phi công quân sự được đào tạo để vận hành máy bay chiến đấu. Song mức độ kỹ năng chuyên nghiệp của họ là rất khác nhau. Có những người đã tham gia chiến đấu, có cả lính mới chưa từng trải qua chiến trận. Khoảng 40 người trong số họ hiện đang trải qua khóa huấn luyện F-16 tại Căn cứ Không quân Luke, Arizona.
Nếu Mỹ muốn huấn luyện họ thành thục, thì phải mất hơn một năm. Đầu tiên, phải trải qua 350 giờ lý thuyết, sau đó là 60 giờ luyện tập trên mô phỏng, rồi huấn luyện cách sử dụng vũ khí trên máy bay (20 giờ), và cuối cùng là mô phỏng một trận chiến thực sự.
Các giảng viên người Mỹ phàn nàn rằng các phi công Ukraine gặp nhiều khó khăn về tiếng Anh. Đây là lý do tại sao chương trình đào tạo bị chậm trễ. Và các cố vấn Mỹ cũng thừa nhận rằng ngay cả sau một năm huấn luyện, các phi công F-16 của Ukraine cũng vẫn còn non nớt.
Để trở thành một phi công chuyên nghiệp, không thể chỉ cần 50 giờ mà ít nhất phải là từ 150-200 giờ bay với việc thực hiện các nhiệm vụ sát với tình huống chiến đấu thực sự. Do đó, không loại trừ khả năng các phi công Mỹ, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan đã được đào tạo bài bản sẽ sát cánh cùng với các phi công Ukraine.
Ngoài ra, báo chí Mỹ cũng đăng tải thông tin rằng các phi công của các công ty hàng không tư nhân Mỹ, như Airborne Tactical Advantage Company hay Draken International, những phi công có kinh nghiệm lái loại máy bay này, có thể bay sẽ cùng bay trên F-16.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng châu Âu và Mỹ sẽ không đưa các phi công giàu kinh nghiệm của họ lên bầu trời Ukraine, nơi họ sẽ phải đối mặt với không chỉ các hệ thống phòng không của Nga, mà còn với cả các phi công Nga dày dặn kinh nghiệm, có số lượt xuất kích đáng kinh ngạc, và nhiều người trong số họ còn trải qua các chiến dịch quân sự ở Syria.
Báo chí Mỹ đăng tin rằng phi công của các công ty hàng không tư nhân của họ có thể sẽ được đưa vào lái F-16 ở Ukraine. Ảnh: East News
Những chiếc F-16 này có thể đậu ở đâu?
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng các sân bay làm căn cứ cho những chiếc máy bay như vậy sẽ nằm ở Ba Lan, Romania hoặc Slovakia. Bởi vì, càng gần chiến trường càng tốt.
Ngoài ra, tất cả các sân bay này từ lâu đã được bao phủ bởi các hệ thống phòng không. Tất nhiên, một số bộ phận của F-16 sẽ được cất giấu trong các nhà chứa máy bay được ngụy trang ở các sân bay Ukraine.
Nga có cách nào hóa giải mối đe dọa này không?
Trước hết, phải loại bỏ ngay phương án tấn công bằng tên lửa và bom vào các sân bay của Ba Lan, Romania hoặc Slovakia, nơi F-16 có thể đóng quân. Vì NATO sẽ ngay lập tức coi những cuộc tấn công như vậy là một cuộc tấn công vào khối và sẽ có cơ sở để tấn công Nga.
Phương pháp đầu tiên là các máy bay chiến đấu Nga cần phải đối mặt ngay lập tức với những "con kền kền" trên không ở biên giới với Ukraine. Nghĩa là phải lập ngay một rào cản.
Còn có một cách khác là Nga sẽ phải tóm được máy bay đối phương trước họng súng của các hệ thống phòng không S-300, S-400, S-500, S-350 của mình. Và, ở các tuyến khác, phải đưa các tổ hợp "Tor", "Buk", "Osa", "Pantsyr" và các hệ thống tên lửa phòng không cơ động hoặc di động khác vào hoạt động.
Sự xuất hiện của F-16 sẽ ảnh hưởng đến tiến trình của Chiến dịch quân sự đặc biệt như thế nào?
Tất nhiên, càng có nhiều F-16 trên bầu trời Ukraine, Nga sẽ càng phải sử dụng hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của mình nhiều hơn. Đây sẽ là một cuộc đối đầu trên không nghiêm trọng mà Nga cần chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Việc một loạt các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mới nhất của Nga được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga gần đây là một dấu hiệu chứng tỏ rằng Nga đã có sự chuẩn bị.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall gần đây thừa nhận rằng việc trang bị máy bay chiến đấu cho Kiev là ưu tiên hàng đầu của Washington, nhưng những chiếc F-16 cũng sẽ không thể xoay chuyển tình thế trên chiến trường một cách cơ bản.
F-16 của Mỹ và MiG-31 của Nga đối đầu trên bầu trời Ukraine
Trong quá trình hoạt động, máy bay của Nga đã trải qua nhiều sửa đổi làm cho chất lượng chiến đấu của nó thay đổi hẳn. Hiện Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có hơn 500 chiếc MiG-31.
Máy bay chiến đấu MiG-31 có pháo 23 mm sáu nòng mạnh hơn so với pháo 20 mm của F-16. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu của Mỹ có số lượng đạn gấp rưỡi máy bay Nga.
F-16 của Mỹ chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn và tầm trung có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 100 km, trong khi MiG-31 của Nga có 4 tên lửa dẫn đường tầm xa R-60M.
F-16 có tốc độ siêu âm tối đa khá khiêm tốn là 2.178 km/h ở độ cao 12.200 mét, khác với MiG-31 có thể đạt tốc độ 3.600 km/h với trần bay 21.500 mét. Chiều cao trần thực tế của F-16 là 15.240 mét.
MiG-31 của Nga có bán kính chiến đấu (hai chiều) là 720 km, không có thùng dầu phụ còn F-16, với sửa đổi "Block 50" trở lên, có thể bay được 1565 km với thùng dầu phụ.
Phạm vi bay thực tế (một chiều) của F-16 là 4472 km với thùng dầu phụ, còn MiG-31 có thùng dầu phụ là 3000 km. Tuy nhiên, chiến đấu cơ Nga có thể tiếp nhiên liệu trên không, nâng tầm hoạt động lên 5.000 km.
Các sửa đổi mới của MiG-31 được trang bị tên lửa khí cầu Kinzhal (không đối đất) với tầm bắn hơn 2000 km, còn F-16 chỉ được trang bị tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-65 Maverick với tầm bắn ... 30 km.
Máy bay chiến đấu của NATO cũng có tốc độ thấp so với tiêm kích khác của Nga là Su-27. Tốc độ khiêm tốn như vậy khiến chúng rất ít có khả năng xảy ra va chạm trên bầu trời với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Và bên cạnh đó, việc F-16 không được trang bị tên lửa không đối không tầm xa khiến nó không thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa. Và nếu như những chiếc máy bay này bay vào khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt từ Ba Lan, Romania hoặc Slovakia thì dưới sự "giám sát" của lực lượng phòng không Nga, chúng sẽ ít có "cơ hội" trở về nhà ...
Mỹ đảm bảo rằng, Đan Mạch và Hà Lan có thể chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine ngay sau khi khóa huấn luyện phi công hoàn tất, theo thông tin được Reuters tiết lộ ngày...
Nguồn: [Link nguồn]