EU sửa báo cáo Covid-19 vì sức ép từ Trung Quốc?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Khối Liên minh châu Âu (EU) đã xóa bỏ một phần trong báo cáo Covid-19 về chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc vì lo sợ Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng việc giữ lại thiết bị y tế, báo South China Morning Post (SCMP) dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ ngày 25-4.

Báo cáo của EU khẳng định chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc muốn tập trung vào vai trò của họ trong việc cung cấp trang thiết bị y tế cho châu Âu. Ảnh: EPA

Báo cáo của EU khẳng định chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc muốn tập trung vào vai trò của họ trong việc cung cấp trang thiết bị y tế cho châu Âu. Ảnh: EPA

Bản gốc của báo cáo có phần mô tả Trung Quốc "tiến hành một chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch trên toàn thế giới", sử dụng "các chiến thuật công khai lẫn bí mật" để "làm chệch hướng" những lời đổ lỗi nhằm vào họ về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, phần này đã bị xóa bỏ sau khi Bắc Kinh can thiệp và cảnh báo các nhà ngoại giao của EU tại Trung Quốc về hậu quả. Các nhà ngoại giao EU lo rằng phần báo cáo này có thể làm căng thẳng quan hệ EU-Trung Quốc, khiến việc tiếp nhận thiết bị y tế chống Covid-19 trở nên khó khăn hơn, theo một nguồn tin.

Theo SCMP, loạt sự kiện này thể hiện rõ nỗi lo của Trung Quốc về sự nhìn nhận của cộng đồng quốc tế đối với công tác ứng phó đại dịch của họ song cũng cho thấy khả năng của Bắc Kinh trong việc gây sức ép lên các chính phủ nước ngoài – kể cả những tổ chức chính trị quyền lực như EU – vì họ là nhà xuất khẩu chính của các sản phẩm chiến lược.

Phần báo cáo trên là bản cập nhật mới nhất được thực hiện bởi nhóm chống tin giả thuộc đơn vị ngoại giao của EU: Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS). Nhóm này ban đầu được thành lập để giám sát Nga nhưng được mở rộng để làm điều tương tự với Trung Quốc từ năm ngoái.

Gần đây, nhóm này hỗ trợ cuộc chiến chống chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc về công tác hỗ trợ trang thiết bị y tế cho những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì Covid-19, như Tây Ban Nha và Ý. Brussels đã phản ứng bằng việc chỉ ra rằng Pháp và Đức gộp lại cung cấp nhiều khẩu trang cho Ý hơn so với Trung Quốc.

Trong bản cập nhật gần đây nhất, được công bố hôm 1-4, nhóm chống tin giả của EU khẳng định quan chức chính phủ và truyền thông Trung Quốc thúc đẩy những giả thuyết chưa được chứng minh về nguồn gốc của Covid-19.

Ảnh chụp nhân viên nhà kho tại sân bay quốc tế Hàng Châu - Trung Quốc chuẩn bị thiết bị y tế để gửi sang Ý. Ảnh: Reuters

Ảnh chụp nhân viên nhà kho tại sân bay quốc tế Hàng Châu - Trung Quốc chuẩn bị thiết bị y tế để gửi sang Ý. Ảnh: Reuters

Hiện vẫn chưa rõ vì sao các nhà ngoại giao Trung Quốc biết được phần báo cáo mới nhất trước khi nó được công bố.

EEAS đã bác thông tin họ chùn bước vì sức ép của Bắc Kinh. "Chúng tôi chưa bao giờ cúi đầu trước bất cứ sức ép ngoại giao nào đến từ nước ngoài" – người phát ngôn cơ quan đối ngoại của Ủy ban Châu âu Virginie Battu-Henriksson tuyên bố.

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại EU, ông Zhang Ming, khẳng định Bắc Kinh là nạn nhân của tin giả kể từ khi Covid-19 khởi phát, nói rằng: "Tin giả là kẻ thù của tất cả chúng ta và cần được tất cả chúng ta giải quyết…Chúng ta nên quên chuyện chính trị để đối phó Covid-19 tốt hơn".

Hơn 200.000 người chết vì Covid-19 trên thế giới và những con số không vui

Theo thống kê của hãng Reuters (Anh), số người chết vì Covid-19 trên thế giới tính tới ngày 25/4 đã vượt con số 200.000,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN