EU quyết tìm cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để giúp Ukraine
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU đang cố gắng tìm cách hợp pháp tịch thu và sử dụng khối tài sản Nga đang bị phong tỏa để giúp Ukraine.
Theo đài RT, Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng tìm những biện pháp hợp pháp để có thể tịch thu và sử dụng khối tài sản Nga đang bị phong tỏa như một phần trong lệnh trừng phạt của phương Tây và sử dụng chúng để giúp Ukraine.
“Trong ngắn hạn, chúng tôi có thể cùng với các đối tác tạo ra một cấu trúc hợp pháp để quản lý và đầu tư vào khối tài sản này. Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng số tiền thu được để giúp Ukraine” - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 30-11.
Vấn đề tịch thu hợp pháp tài sản nhà nước và tư nhân của Nga ở nước ngoài đã được các quan chức EU tranh luận trong nhiều tháng qua.
Tuy nhiên, đây là một việc không hề dễ dàng vì ở hầu hết các quốc gia EU, việc thu giữ tài sản bị đóng băng chỉ có thể thực hiện được một cách hợp pháp khi đối tượng bị tịch thu có tiền án hình sự.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: RT
Theo bàvon der Leyen, các quan chức EU đang đề xuất thành lập một tòa án chuyên trách, được Liên Hợp Quốc (LHQ) hỗ trợ, “để điều tra và truy tố" hành vi phạm tội của Nga tại Ukraine.
“Chúng tôi sẽ làm việc trên một thỏa thuận quốc tế với các đối tác của mình để biến điều này thành hiện thực. Và cùng nhau, chúng tôi có thể tìm ra những cách hợp pháp để sử dụng khối tài sản đó” - Chủ tịch EC nhấn mạnh.
Bà cho biết thêm rằng cho đến nay EU và các đồng minh đã phong tỏa 300 tỉ EUR (hơn 310 tỉ USD) dự trữ từ Ngân hàng Trung ương Nga và phong tỏa 19 tỉ EUR (hơn 18 tỉ USD) tài sản từ các cá nhân Nga.
Sau đó cùng ngày, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya đã lên tiếng chỉ trích ý định thành lập một tòa án dưới sự bảo trợ của LHQ của Chủ tịch EC.
"Đây là một ví dụ về cái gọi là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Họ (phương Tây) nghĩ ra các quy tắc này, sau đó tuyên bố phổ quát chúng và tìm kiếm sự che chở từ LHQ" - ông Nebenzya nói.
"Đó là một nỗ lực để che đậy hành vi bất hợp pháp của họ. Họ muốn có được quyết định mà họ đã thông qua tại Đại hội đồng LHQ (nghị quyết do phương Tây khởi xướng về việc bồi thường thiệt hại cho Ukraine) và sau đó để LHQ một mình tự giải quyết, không hỏi ý kiến ai và không báo cáo với ai" - ông nhấn mạnh.
Trước đó, chính quyền Moscow đã từng nhiều lần gọi ý định của EU nhằm tịch thu tài sản Nga là bất hợp pháp và cho rằng đó là hành vi trộm cắp.
Theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc tịch thu tài sản từ ngân hàng trung ương Nga không phải là việc hợp pháp đối với hệ thống luật quốc tế, song các nước EU đang tìm cách thay...
Nguồn: [Link nguồn]