EU mua khí đốt Mỹ, tránh phụ thuộc Nga: Không đơn giản

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hứa giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga, nhưng một số nước EU vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ổn định từ Moscow. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden lắng nghe Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Brussels, Bỉ, hôm 25/3. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden lắng nghe Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Brussels, Bỉ, hôm 25/3. Ảnh: AP

Theo RT, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 25/3 nói với các phóng viên rằng, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tự mua khí đốt và phân chia cho các thành viên trong khối. Đây được xem là bước tiến mới của EU. 

Động thái mới này diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách hạn chế phụ thuộc vào khí đốt Nga, trong khi đang chờ Mỹ cung cấp khí đốt thay thế. 

"Tình hình năng lượng cụ thể ở mỗi nước thành viên EU rất khác nhau nhưng chúng tôi cần phối hợp cùng nhau. EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Vì vậy, tôi hoan nghênh việc sử dụng sức mạnh tập thể để thương lượng. Thay vì tranh nhau trả giá khiến giá năng lượng bị đẩy lên cao, chúng tôi sẽ tập hợp nhu cầu của các nước trong khối rồi mua một lượt, sau đó chia lại theo nhu cầu riêng của mỗi nước", bà Von der Leyen nói trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và EU tại Brussels, Bỉ hôm 24/3. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã hứa sẽ giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga, nhưng một số nước EU vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ổn định từ Moscow. Đức - quốc gia mà các lãnh đạo gần đây cảnh báo rằng nền kinh tế của họ có thể sụp đổ do hàng nhập khẩu từ Nga bị trừng phạt - phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga. Khí đốt Nga chiếm hơn một nửa nguồn cung cấp khí đốt của Đức. 

Dẫu vậy, các nhà lãnh đạo Đức quyết định không trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng rúp như yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Pháp cũng phản đối việc chi trả cho khí đốt Nga bằng đồng rúp.  

Nếu EU từ chối thanh toán bằng đồng rúp, các thành viên của khối này sẽ phải tìm nhà cung cấp khí đốt khác. Mỹ có thể là lựa chọn hàng đầu. Trong một cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ hôm 25/3, bà von der Leyen nói rằng, Washington sẽ đẩy mạnh cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên "50 tỷ mét khối" mỗi năm cho các nước EU. Theo bà von der Leyen, con số này sẽ thay thế khoảng 1/3 lượng khí đốt mà Nga cung cấp cho EU. 

"Với mong muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga, chúng tôi hướng đến những nhà cung cấp khác là đồng minh của EU", bà von der Leyen nói. 

Tuy nhiên, LNG của Mỹ đắt hơn so với khí đốt Nga. Ngoài ra, việc vận chuyển tới châu Âu, buộc các nhà cung cấp Mỹ phải cô đặc LNG rồi chuyển lên các tàu chở dầu đặc biệt. Khi tới châu Âu, họ phải chuyển đổi số khí đốt bị cô đặc thành dạng khí để sử dụng. 

Hiện có khoảng hơn 20 bến cảng nhập khẩu LNG ở châu Âu, nhưng không có cái nào ở Đức - một địa điểm phân phối khí đốt quan trọng của châu Âu. 

Các vấn đề này cộng với giá cả và công tác hậu cần vận chuyển khiến Đức phớt lờ lời đề nghị của Mỹ với các lô hàng LNG dưới thời ông Trump. Thay vào đó, Berlin thúc đẩy việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, việc xây dựng Nord Stream 2 đã bị tạm dừng do xung đột ở Ukraine. 

Mỹ ký thỏa thuận cung cấp khí đốt hỗ trợ EU để giảm phụ thuộc vào Nga

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ thông báo đạt thỏa thuận cung cấp ít nhất 15 tỷ m3 khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ cho châu Âu trong năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN