EU có thể nhập khí đốt xuất xứ Nga qua đường… Trung Quốc?

Trong bối cảnh nỗ lực giảm phụ thuộc khí đốt Nga, Liên minh châu Âu (EU) có thể bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc, trong đó bao gồm cả khí đốt Bắc Kinh tái xuất từ Moscow.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước thời điểm mùa đông lạnh giá tới gần, lượng dự trữ khí đốt ở nhiều nước châu Âu đã gần đạt 80%, một phần trong số đó là nhờ nguồn cung cấp khí hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc, theo tạp chí Nhật Bản Nikkei.

Cho đến nay, các công ty Trung Quốc đã bán 4 triệu tấn LNG ra thị trường quốc tế. Con số này bằng 7% lượng khí đốt châu Âu tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm.

JOVO Group, một công ty trung gian ở Trung Quốc, gần đây thông báo tìm được đối tác châu Âu mua lô hàng LNG trị giá 100 triệu euro.

Sinopec Group, tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc, cũng thông báo đã bán các lô hàng LNG dư thừa ra thị trường quốc tế. Truyền thông địa phương cho biết, Sinopec đã xuất 45 chuyến hàng LNG, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn.

"Nếu châu Âu mua LNG từ Trung Quốc thì có khả năng một phần trong đó có nguồn gốc từ Nga, đặc biệt là loại hỗn hợp. Tôi không tin là có bất cứ quy tắc nào liên quan tới nguồn gốc của sản phẩm", chuyên gia Anna Mikulska đến từ đại học Rice ở Mỹ, nhận định.

Đây cũng có thể coi là cách để EU mua thêm nhiều khí đốt hơn, dù EU chưa cấm hoàn toàn khí đốt Nga. Trong vài tháng qua, nguồn cung khí đốt trực tiếp từ Nga sang châu Âu đã giảm mạnh.

"EU không còn cách nào khác là phải mua khí đốt từ Trung Quốc trong khi vẫn đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng vào mùa đông. Bằng cách này, Trung Quốc vẫn còn cơ hội thu lời lớn nhờ nhập khí đốt của Nga rồi bán lại cho châu Âu”, bà Mikulska nói.

Trong 6 tháng đầu năm, lượng khí đốt Nga bán cho Trung Quốc tăng gần 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Số tiền Trung Quốc chi để nhập khẩu nguồn năng lượng Nga đã tăng vọt lên 35 tỷ USD, so với mức 20 tỷ USD cách đây một năm, theo Bloomberg.

Trong tương lai, Moscow có kế hoạch xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc nhiều hơn để bù đắp sự sụt giảm nhu cầu từ EU. Điều này giúp Trung Quốc có thể thu mua một lượng lớn khí đốt vượt nhu cầu trong nước, phục vụ tái xuất sang các thị trường khác như EU với giá cao hơn.

Tuy nhiên, kể cả có tăng nhập LNG từ Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo rằng châu Âu khó có thể trông chờ vào nguồn cung này để bù đắp khoảng trống mà Nga để lại.

Thay vì mua khí đốt giá rẻ từ Nga, châu Âu lại quay sang phụ thuộc vào LNG giá cao hơn của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc nhập khẩu khí đốt Nga để bán lại cho châu Âu, nếu có, là vấn đề dài hạn mà EU và Mỹ cần giải quyết. Trước mắt, ưu tiên hàng đầu của EU vẫn là dự trữ đủ lượng khí đốt và có đủ nguồn cung để vượt qua mùa đông lạnh giá sắp tới, trong đó Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác của EU.

Thiếu khí đốt Nga, EU kêu gọi thực hiện điều ”cực chẳng đã”

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi các nước thành viên trong khối cần thực hiện những biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm điện và đảm bảo năng lượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - DW ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN