EU cắt giảm tiêu thụ khí đốt: Lộ rõ chia rẽ

Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên EU đã ký một thỏa thuận cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ. Tuy nhiên, thỏa thuận này có nhiều miễn trừ, gây bất đồng nội bộ khối. 

Thỏa thuận cắt giảm khí đốt tiêu thụ của EU làm lộ rõ sự chia rẽ của các quốc gia trong khối. Ảnh minh họa: EC

Thỏa thuận cắt giảm khí đốt tiêu thụ của EU làm lộ rõ sự chia rẽ của các quốc gia trong khối. Ảnh minh họa: EC

Cộng hòa Séc, nước đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), hôm 26/7 đã tập hợp bộ trưởng năng lượng của các nước thành viên tới tham dự cuộc họp tại Brussels (Bỉ), nhằm tìm kiếm sự thống nhất về đề xuất cắt giảm khí đốt mới của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, chính cuộc họp này làm bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên EU. 

Ban đầu, thỏa thuận được đưa ra để tạo điều kiện cho EU có khả năng kích hoạt một cảnh báo khẩn cấp (Cảnh báo Liên minh) - yêu cầu "giảm khí đốt tiêu thụ bắt buộc" trên toàn EU. 

Sau đó, những gì được thống nhất lại hoàn toàn khác. 

Cảnh báo Liên minh chỉ có thể được kích hoạt nếu ít nhất 5 quốc gia thành viên EU tuyên bố cảnh báo ở cấp độ quốc gia hoặc nếu Hội đồng châu Âu đề nghị EC kích hoạt. Ủy ban châu Âu có thể đề xuất cảnh báo khẩn cấp nhưng cần được sự phê duyệt của chính phủ các nước thành viên EU. 

Chia rẽ Bắc - Nam

Những tranh cãi về thỏa thuận cắt giảm khí đốt bắt đầu khi các nước ở tây nam châu Âu, không phụ thuộc vào khí đốt Nga như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha lo ngại việc cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ sẽ ảnh hưởng lớn đến công dân của họ. 

Những quốc gia trên được xoa dịu bằng một số miễn trừ. Ireland, Malta, đảo Síp... - các quốc gia không liên kết với mạng lưới khí đốt của những quốc gia khác - cũng được hưởng quyền miễn trừ với thỏa thuận cắt giảm khí đốt mới. 

"EU cần thiết lập một cơ chế bồi thường, nhằm cung cấp các khoản thanh toán công bằng cho nguồn cung khí đốt liên quan tới khối", Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn kinh tế Bruegel (Bỉ), nói. "Giờ không phải lúc để lặp lại chia rẽ Bắc - Nam và để Moscow thành công với chiến lược của họ".  

Hungary là thành viên duy nhất của EU phản đối thỏa thuận cắt giảm khí đốt mới. Tuần trước, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã tới Moscow để cố gắng đảm bảo nguồn cung khí đốt Nga tới Hungary không bị gián đoạn. 

Khi được hỏi về trường hợp của Hungary, Phó Thủ tướng Cộng hòa Séc Jozef Sikela nói với báo giới rằng không muốn thảo luận về lập trường của một nước. 

"Chúng tôi có một sự liên kết, đoàn kết và muốn gửi một tín hiệu rõ ràng tới thế giới và điện Kremlin", ông Sikela tuyên bố. 

Mọi ánh mắt đổ dồn về Đức

Đức là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt của Nga và phải đối mặt với việc cắt giảm khí đốt liên tục qua đường ống Nord Stream 1. Hôm 27/7, Nga cắt giảm thêm 20% công suất của đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga qua Đức. Trước đó, công suất ở đường ống này là 40%. 

"EU không phải đối mặt với hậu quả chính trị nào từ việc phân phối khí đốt của Nga, nhưng chính phủ các nước thành viên EU thì có", Jacob Funk Kirkegaard, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn German Marshall Fund, nói với hãng tin DW (Đức). "Khác với một số nước thành viên EU đang tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào khí đốt Nga, Đức không thể làm điều đó và phải trả giá về mặt chính trị".

Nga siết khí đốt sang châu Âu, quan chức Mỹ nói “nỗi sợ lớn nhất” thành hiện thực

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực hết sức đằng sau hậu trường để đảm bảo các đồng minh châu Âu đoàn kết trong nỗ lực đối phó Nga, giới chức Mỹ cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - DW ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN