Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Một tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tình hình chiến sự vẫn ở thế giằng co trong khi nỗ lực hòa đàm chưa mang lại kết quả đột phá. Chỉ có một điều rõ ràng là giao tranh đã dẫn đến khủng hoảng nhân đạo và khiến kinh tế thế giới thêm bất ổn, một phần do các biện pháp trừng phạt" ăn miếng trả miếng" giữa Nga và phương Tây.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 2

Quân đội Nga hôm 24-2 tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" nước láng giềng này. Dưới đây là tình hình tại các điểm nóng ở Ukraine một tháng sau khi chiến dịch trên diễn ra.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 3

Xe tăng của lực lượng vũ trang Ukraine tại gần TP Kharkiv – Ukraine hôm 20-3. Ảnh: Reuters

- Nhiều thành phố ở Ukraine tiếp tục là mục tiêu của không kích, như thủ đô Kiev, TP Chernihiv, TP cảng Mariupol, TP Kharkiv… Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết vẫn còn khoảng 100.000 người mắc kẹt ở thành phố cảng Mariupol, so với con số 430.000 người trước khi xung đột nổ ra.

- Theo đài Al Jazeera, kể từ khi chiến dịch diễn ra, Nga đã kiểm soát một loạt lãnh thổ dọc sườn phía Nam của Ukraine (quanh các vùng ly khai) và ở phía Đông và Tây Kiev. Moscow tuyên bố kiểm soát thêm 170.000 km vuông lãnh thổ ở Ukraine kể từ khi giao tranh nổ ra. Tính chung, Nga khẳng định đang "nắm" khoảng 1/3 lãnh thổ Ukraine.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 4

- Ngày 22-3, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin vẫn chưa đạt được mục đích ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Peskov phủ nhận chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bị đình trệ: "Hoạt động quân sự đang diễn ra nghiêm ngặt theo kế hoạch và mục tiêu đề ra trước đó. Các mục tiêu chính của Tổng thống Putin là loại bỏ tiềm năng quân sự của Ukraine và đảm bảo Ukraine chuyển từ vị trí chống Nga sang trung lập".

- Ngày 23-3, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hãng tin AP biết lực lượng bộ binh Nga dường như đang thiết lập các vị trí phòng thủ ở khoảng cách 15-20 km bên ngoài Kiev trong bối cảnh nỗ lực tiến về trung tâm thành phố này hầu như không đạt tiến triển. Theo quan chức này, lực lượng Nga dường như không còn ý định tiến đến Kiev. Thay vào đó, sự ưu tiên được dành cho vùng Donbas, trong nỗ lực ngăn lực lượng Ukraine hướng đến phía Tây để bảo vệ các thành phố khác.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 5

Một xe tăng bị phá hủy tại TP Mariupol – Ukraine hôm 23-3 Ảnh: Reuters

Thương vong từ hai phía

Cả Ukraine và Nga đều không thường xuyên đưa ra con số thương vong chính thức.

- Nga: Con số được đưa ra gần đây nhất là ngày 2-3, với gần 500 binh sĩ thiệt mạng và 1.600 người bị thương.

- Ukraine: Tổng thống Zelensky hôm 12-3 cho biết khoảng 1.300 quân nhân nước này thiệt mạng.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 6

Lễ tang Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga, ông Andrei Paliy, tại bán đảo Crimea hôm 23-3. Ông này thiệt mạng ở TP Mariupol hôm 20-3. Ảnh: Reuters

 

- NATO hôm 23-3 lần đầu tiên đưa ra ước tính từ 7.000 - 15.000 binh sĩ Nga thiệt mạng.

- Về thương vong dân thường, Liên Hiệp Quốc cho biết tính đến hết ngày 22-3 (giờ địa phương), 977 người thiệt mạng và 1.594 người bị thương do chiến sự ở Ukraine.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 7

Ukraine và Nga bắt đầu đàm phán từ ngày 28-2 nhưng cho đến giờ vẫn chưa đạt đột phá. Hai bên chỉ mới tìm được tiếng nói chung trong việc tổ chức hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi vùng chiến sự.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 8

Các phái đoàn Nga và Ukraine gặp nhau tại Belarus hôm 28-2. Ảnh: TASS


[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 9

Cuộc hội đàm giữa đại diện Nga và Ukraine hôm 28-2. Ảnh: Sputnik

Theo giới chuyên gia, Nga và Ukraine hiện vẫn chưa sẵn sàng cho một bước đột phá và điều này có thể khiến xung đột kéo dài. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không từ bỏ chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi các yêu cầu chính của Nga được đáp ứng, bao gồm "phi quân sự hóa", "phi phát xít hóa" Ukraine và trạng thái trung lập của Kiev. Ông Putin cũng kêu gọi Kiev công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, cũng như công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng ở miền Đông Ukraine.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 10

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (giữa) chủ trì cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov (trái) và Ukraine Dmytro Kuleba (phải) tại TP Antalya – Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10-3. Ảnh: Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ



[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 11

Bức ảnh về cuộc đàm phán trực tuyến Nga-Ukraine hôm 14-3 được Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak chia sẻ lên trang Twitter cá nhân. Ảnh: Twitter


[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 12

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (phải) tiếp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại TP Lviv hôm 17-3. Ảnh: Twitter

 

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dường như nhượng bộ phần nào khi khẳng định Ukraine sẽ không trở thành thành viên của NATO. Dù vậy, ông nhấn mạnh Ukraine sẽ không nhượng bộ bất cứ phần lãnh thổ nào cho Nga để đổi lấy hòa bình.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 13

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã thực hiện nhiều biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép buộc Nga chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Những biện pháp chủ yếu gồm:

- Cấm hoặc áp thuế cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga.

- Cấm xuất khẩu một số sản phẩm sang Nga, trong đó có những sản phẩm phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.

- Cấm các chuyến bay từ Nga.

- Thu hồi quy chế "Tối huệ quốc".

- Trừng phạt hàng trăm nhân vật, doanh nhân giàu có, quan chức, nghị sĩ Nga (cấm nhập cảnh, phong tỏa tài sản...).

- Trừng phạt lĩnh vực năng lượng: Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga, Anh sẽ giảm dần việc mua dầu Nga vào cuối năm 2022, EU sẽ chuyển sang nguồn cung thay thế và không còn phụ thuộc vào năng lượng Nga "trước năm 2030".

- Các biện pháp tài chính, bao gồm loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT.

Phản ứng của Nga:

- Cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng đến cuối năm 2022.

- Tăng lãi suất chủ chốt lên hơn gấp đôi trong nỗ lực ngăn đà giảm của đồng rúp.

- Sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt ngày 28-2: Doanh nghiệp xuất khẩu của Nga phải bán 80% doanh thu bằng ngoại tệ có được từ ngày 1-1, chuyển ra đồng rúp và gửi vào tài khoản của họ tại các ngân hàng được cấp phép trong vòng 3 ngày làm việc. Ngoài ra, từ ngày 1-3, công dân Nga bị cấm chuyển ngoại tệ vào tài khoản hoặc gửi tiền tại ngân hàng nước ngoài, đồng thời không được phép gia hạn các khoản vay nước ngoài bằng tiền mặt.

- Cảnh báo có thể tịch thu tài sản nước ngoài và quốc hữu hóa chúng.

- Sẽ áp dụng thanh toán khí đốt bằng đồng rúp với các quốc gia "không thân thiện"...

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 14

Một nhóm thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa Mỹ hôm 17-3 trình dự luật cấm nhập khẩu uranium của Nga trong động thái mới nhất nhằm tăng sức ép lên Moscow liên quan đến chiến sự ở Ukraine. Dự luật này được đưa ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc trừng phạt Công ty năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga. Rosatom là nhà cung cấp nhiên liệu và công nghệ cho các nhà máy điện khắp thế giới.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 15

Nhà chức trách Tây Ban Nha hôm 16-3 tạm giữ siêu du thuyền Crescent, được cho là của ông Igor Sechin (ảnh nhỏ), giám đốc điều hành Tập đoàn dầu Rosneft và là người có tên trong danh sách bị phương Tây trừng phạt. Ảnh: Reuters

 

Lệnh cấm trước đó của Washington đối với nhập khẩu năng lượng Nga chưa áp dụng cho uranium. Thượng nghị sĩ John Barrasso, người trình dự luật trên, nhấn mạnh việc cấm nhập khẩu dầu khí và than đá của Nga là bước đi quan trọng nhưng nó không thể là bước đi cuối cùng.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 16

Đài CNN (Mỹ) dẫn lời một số chuyên gia dự báo về một số kịch bản tại Ukraine thời gian tới, gồm:

- Nga có thể tăng cường chiến dịch không kích nếu tình hình chiến dịch trên bộ ngày càng bị đình trệ.

- Nga có thể tìm cách bao vây lực lượng Ukraine ở phía Đông.

- Đàm phán vẫn tiếp diễn.

[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 17

Một bé gái 8 tuổi tại cửa khẩu Medyka ở Ba Lan sau khi rời bỏ nhà để chạy trốn giao tranh hôm 23-3. Ảnh: Reuters



[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 18

Người dân chạy trốn giao tranh ở Ukraine tại một nhà gà ở TP Przemysl – Ba Lan hôm 23-3. Ảnh: Reuters



[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 19

Dòng người sếp hàng chờ nhận hỗ trợ lương thực tại TP Mariupol – Ukraine hôm 22-3. Ảnh: Reuters



[eMagazine] Nhìn lại xung đột Nga - Ukraine sau 1 tháng - 20

Người dân TP Mariupol - Ukraine sau khi rời bỏ nhà cửa được cho trú ngụ tại một trung tâm ở vùng Rostov – Nga hôm 23-3. Ảnh: Reuters

 

- Hàng triệu người Ukraine có thể tiếp tục rời đất nước. Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 10 triệu người (hơn 1/4 dân số Ukraine) đã rời bỏ nhà cửa kể từ khi chiến sự nổ ra. Trong số này, gần 3,4 triệu người chạy sang các nước láng giềng, hầu hết là đến biên giới Ba Lan. Ông David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết tổ chức này đặt mục tiêu hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho hơn 3 triệu người ở Ukraine.


 

Thứ Sáu, ngày 25/03/2022 14:30 PM (GMT+7)
Theo Hoàng Phương - Lê Duy ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN