ECOWAS cảnh báo rắn, Niger cho phép quân đội hai nước đồng minh tiến vào lãnh thổ hỗ trợ
Một quan chức Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố khối sẽ không nỗ lực thúc đẩy đàm phán một cách mãi mãi với chính quyền quân sự Niger.
Lực lượng an ninh làm nhiệm vụ ở thủ đô Niamey, Niger.
Tuyên bố được Abdel-Fatau Musah, ủy viên phụ trách vấn đề chính trị, hòa bình và an ninh ECOWAS đưa ra trong cuộc phỏng vấn của hãng tin AP.
Trước đó, ECOWAS đã bác bỏ kế hoạch mà chính quyền quân sự Niger đưa ra, bao gồm khôi phục trở lại chính quyền dân sự trong thời hạn 3 năm.
"Chúng tôi sẽ không đàm phán kéo dài với các tướng lĩnh quân sự nắm quyền ở Niger. Chúng tôi đã thử làm điều đó ở Mali và Burkina Faso nhưng cuối cùng mọi chuyện không đi đến đâu cả", ông Musah nói với AP. Mali và Burkina Faso hiện đều do chính quyền quân sự nắm quyền sau các cuộc đảo chính và đều đã bị ECOWAS tạm đình chỉ tư cách thành viên.
Trả lời AP, ông Musah nói ECOWAS vẫn đang nỗ lực đàm phán nhưng cánh cửa cho giải pháp ngoại giao sẽ không "mở vĩnh viễn".
"Các lãnh đạo ECOWAS tin rằng, cuộc đảo chính ở Niger nằm trong làn sóng đảo chính diễn ra gần đây ở khu vực và nếu cho phép điều đó thì sẽ tạo ra hiệu ứng domino. Do đó, chúng tôi quyết tâm chấm dứt xu hướng này ở Niger", ông Musah cho biết.
Ông Musah cũng cho biết, sứ mệnh can thiệp quân sự của ECOWAS nếu diễn ra sẽ chỉ tận dụng nguồn lực của các nước thành viên trong khối mà không có sự tham gia của nước ngoài.
Trong một diễn biến liên quan, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, tướng Abdourahamane Tchiani đã tiếp đón Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng minh là Mali và Burkina Faso.
Trong cuộc gặp, tướng Tchiani đã ký quyết định cho phép hai nước đồng minh triển khai quân đội ở Niger trong trường hợp có thế lực bên ngoài can thiệp quân sự. Ngoại trưởng Mali và Burkina Faso đã hoan nghênh quyết định này của tướng Tchiani.
Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 26/7, Mali và Burkina Faso, hai nước láng giềng với Niger, đã đưa ra tuyên bố cứng rắn. Hai quốc gia cảnh báo ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger đồng nghĩa hành động quân sự chống lại hai nước này và cảnh báo sẽ có động thái đáp trả.
Xét về quân số và ngân sách, lực lượng quân sự của khối Tây Phi sẽ lấn áp so với quân đội Niger, ngay cả khi Niamey nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền quân sự Mali và...
Nguồn: [Link nguồn]