Đường phủ pin năng lượng mặt trời đầu tiên thế giới

Triển vọng về tuyến đường xanh đầu tiên thế giới đã bị nhiều chuyên gia phản bác bằng luận điểm “tốn tiền vô bổ”.

Đường phủ pin năng lượng mặt trời đầu tiên thế giới - 1

Tuyến đường xây dựng ở Normandy.

Hôm qua 23.12, Pháp chính thức mở tuyến đường phủ pin năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới ở một ngôi làng tại Normandy. Tuyến đường dài 1km của làng Tourouvre-au-Perche được bao phủ bởi 2.800 m2 pin năng lượng mặt trời. Bộ trưởng Sinh thái Segolene Royal cũng có mặt trong lễ cắt băng khánh thành.

Tuyến đường xây dựng với chi phí 4,2 triệu bảng Anh (khoảng 118 tỉ đồng) và sẽ thử nghiệm trong 2 năm. Mỗi ngày sẽ có khoảng 2.000 xe máy đi qua tuyến đường. Việc thử nghiệm nhằm xác định liệu tuyến đường này có đủ tạo ra điện năng cho 3.400 người trong làng hay không.

Năm 2014, một tuyến đường sử dụng năng lượng mặt trời để phát sáng từng được thử nghiệm ở Hà Lan. Lượng điện tạo ra khoảng 3.000 kWh, đủ cho một hộ gia đình dùng ở mức trung bình trong một năm. Tuy nhiên, chi phí xây dựng quá đắt đỏ nên dự án buộc phải dừng lại.

Normandy không phải là vùng đất chan hòa ánh nắng. Khu vực Caen trong thành phố chỉ có 44 ngày nắng mạnh trong năm so với 170 ngày ở Marseilles.

Đường phủ pin năng lượng mặt trời đầu tiên thế giới - 2

Bộ trưởng Royal có mặt trong lễ khánh thành.

Bộ trưởng Royal nói rằng bà rất hy vọng mỗi 1.000 km đường ở Pháp sẽ có một đoạn được lắp pin năng lượng mặt trời. Nếu đặt trên mặt phẳng, khả năng hấp thu quang năng sẽ kém hơn so với địa hình dốc như mái nhà.

Nhiều người cho rằng dự án này là trò vô bổ và tốn kém tiền của. Marc Jedliczka, phó chủ tịch Mạng lưới Chuyển giao Năng lượng (CLER) trả lời tờ Le Monde: “Với việc xây dựng con đường mà không tạo ra đột phá về công nghệ, đây chỉ là thử nghiệm tốn tiền vô ích”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN