Đức tuyên bố không thể cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói Berlin đã cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định không cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Ông Scholz trong cuộc gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow.

Ông Scholz trong cuộc gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow.

Bất chấp việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, ông Scholz nói Đức và cả châu Âu cần tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ông Scholz nói đây là điều “cần thiết” cho vấn đề an ninh năng lượng của lục địa này.

“Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung cấp năng lượng phục vụ sưởi ấm, đi lại, cung cấp điện và cho các ngành công nghiệp của châu Âu không thể được đảm bảo bằng bất kỳ cách nào khác” ngoài nhập khẩu từ Nga, ông Scholz cho biết. 

“Nhập khẩu năng lượng từ Nga có tầm quan trọng, mang ý nghĩa thiết yếu đối với đời sống của người dân”, tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Đức cho biết thêm.

Đức phụ thuộc hơn 55% vào khí đốt từ Nga. Hiện nay, Nga cung ứng 41% nhu cầu khí đốt của châu Âu, 46% nhu cầu than đá và 27% dầu mỏ.

Trong khi Mỹ muốn áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga, châu Âu lại tỏ ra miễn cưỡng. Các lệnh trừng phạt hiện nay giới hạn ở các lĩnh vực kinh tế, đóng cửa không phận và cấm các kênh truyền thông Nga hoạt động trên lãnh thổ.

Đối với Đức, vấn đề nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga đóng vai trò cực kỳ quan trọng, khi năng lượng gió không đáp ứng đủ nhu cầu, trong bối cảnh Đức sẽ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 giúp Đức nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga, nhưng dự án đã phải tạm ngừng do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Trong tương lai, Đức sẽ xây thêm hai nhà chứa khí đốt hóa lỏng (LNG), từng bước hạn chế phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Nhưng điều này chưa thể diễn ra trong một sớm một chiều.

“Đức đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở châu Âu để hướng tới giải pháp thay thế cho năng lượng từ Nga”, ông Scholz nói. “Chuyện này không thể xảy ra chỉ sau một đêm, nên chúng ta cần nhìn nhận thực tế để tiếp tục các giao dịch trong lĩnh vực năng lượng với Nga”.

Nguồn: [Link nguồn]

Kết quả vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine

Ukraine nói có “một số kết quả tích cực” từ cuộc đàm phán, tập trung vào vấn đề sơ tán dân thường khỏi những nơi bị bao vây. Phía Nga nói đàm phán chưa đạt như kì vọng.=

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN