Đức trả đầu xác ướp, hài cốt của gần 100 thổ dân cho New Zealand
Đầu xác ướp và các hài cốt là lời nhắc nhở về một quá khứ đen tối, khi các phần cơ thể của thổ dân ở New Zealand bị đem rao bán, không chỉ ở Đức mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đại diện bảo tàng Te Papa và một nhà văn kiêm nhạc sĩ người Maori dự một buổi lễ bàn giao chính thức tại bảo tàng Linden ở Stuttgart, Đức.
Đức đã trả 6 đầu xác ướp thổ dân Maori cho New Zealand, cũng như hài cốt của 95 người Maori và người Moriori. Đây là hai tộc người bản địa ở New Zealand cho đến khi người phương Tây xuất hiện.
Te Papa Tongarewa, bảo tàng ở New Zealand, đơn vị tham gia nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa quốc gia đã tổ chức buổi lễ vào ngày 14/6.
Các đầu xác ướp và hài cốt thổ dân New Zealand được Đức trả lại từ 7 bảo tàng khác nhau. Đây lời nhắc nhở về một quá khứ đen tối, khi các phần cơ thể của thổ dân ở New Zealand bị đem rao bán, không chỉ ở Đức mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Trong văn hóa của người Maori, đầu được coi là phần quan trọng nhất của cơ thể. Khuôn mặt thổ dân Maori có hình xăm với họa tiết rất đặc trưng.
Chính phủ New Zealand đã khởi động chương trình hồi hương hài cốt thổ dân Maori và Moriori từ năm 1990. Năm 2016, Mỹ trả lại 54 hài cốt dân New Zealand. Các quốc gia khác cũng có động thái tương tự gồm Anh và Áo.
Bảo tàng Te Papa Tongarewa hiện đang nỗ lực thu hồi hài cốt và xác ướp thổ dân dưới danh nghĩa chính phủ New Zealand. “Mục tiêu cuối cùng không phải là để trưng bày ở bảo tàng mà là để trả lại cho các cộng đồng người thiểu số”, đại diện bảo tàng cho biết.
Thổ dân Maori và Moriori tin rằng, việc hồi hương hài cốt tổ tiên không chỉ giúp các hậu duệ còn sống cảm thấy nhẹ nhõm hơn, mà còn giúp khôi phục phẩm giá của người đã khuất.
Theo bảo tàng Te Papa, thổ dân Maori thường ướp phần đầu của tù trưởng hoặc chiến binh, là một phần tín ngưỡng truyền thống nhằm bảo vệ người còn sống và cũng nhằm cảnh báo kẻ thù.
20 đầu xác ướp thổ dân Maori được Pháp hoàn trả trong buổi lễ diễn ra vào năm 2012.
Khi người phương Tây đặt chân đến New Zealand, họ rất tò mò về những cái đầu xác ướp, bảo tàng cho biết. Trong giai đoạn năm 1845 – 1872, người Maori tuyên chiến với đế quốc Anh. 18.000 quân Anh với súng, kỵ binh và pháo giao tranh với 4.000 chiến binh Maori trong một cuộc chiến không cân sức.
Động thái mới của Đức mang đến “sự hòa giải và chữa lành có ý nghĩa”, lãnh đạo bảo tàng Te Papa, Arapata Hakiwai nói.
Trong thông điệp gửi tới đài CNN của Mỹ, bảo tàng cho biết 3 trong số 6 đầu xác ướp là của nam giới trưởng thành.
“Thuyền trưởng Anh James Cook đặt chân đến New Zealand vào năm 1769, tạo ra cơn sốt thu thập đầu xác ướp người Maori ở châu Âu. Phần lớn trong số này bị đánh cắp hoặc bị cướp mất trong các cuộc đụng độ đẫm máu”, bảo tàng Te Papa cho biết.
Nguồn: [Link nguồn]
Đế quốc Anh từng thống trị thế giới suốt hàng trăm lịch sử nhưng người Anh cũng từng nếm trải thất bại muối mặt, trong cuộc chiến với tộc người Maori anh dũng ở New...