Đức có thể chịu được bao lâu nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt?

Đức đang gặp khó khăn trong việc tích lũy đầy đủ khí đốt để vượt qua mùa đông năm nay, ngay cả khi các kho dự trữ đạt mục tiêu mà chính phủ đề ra.

Dự trự khí đốt của Đức đủ đáp ứng 2,5 tháng sử dụng trên toàn quốc nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt.

Dự trự khí đốt của Đức đủ đáp ứng 2,5 tháng sử dụng trên toàn quốc nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt.

Việc tăng dự trữ khí đốt ở mức 95% vào tháng 11 sẽ chỉ đáp ứng được khoảng 2,5 tháng nhu cầu khí đốt phục vụ sưởi ấm, sản xuất công nghiệp và điện nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung, Klaus Mueller, chủ tịch Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, cơ quan quản lý năng lượng của nước này, nói, theo Bloomberg.

Kho dự trữ khí đốt của Đức hiện đang ở mức dự trữ 77% công suất, hoàn thành mức này trước thời hạn 2 tuần.

Đức là quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khí đốt Nga. Berlin đang chạy đua lấp đầy kho dự trữ cho mùa đông sau khi Nga giảm mạnh nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1. Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ và khiến giá khí đốt trên thị trường tăng vọt.

“Chúng tôi đã nhanh hơn một chút trong việc bổ sung kho dự trữ khí đốt nhưng đó không phải dấu hiệu cho thấy chúng tôi có thể nghỉ ngơi. Thay vào đó, kết quả đó nên được xem như một động lực để tiếp tục", ông Mueller nói.

Với nguy cơ thời tiết lạnh hơn bình thường vào mùa thu và khả năng nguồn cung khí đốt từ Nga tiếp tục gián đoạn, mục tiêu của chính phủ Đức là phải đạt mức 85% lượng khí đốt cần dự trữ trong tháng 10, ông Mueller nói thêm.

Mục tiêu dự trữ khí đốt ở mức 95% trong tháng 11 dường như "khó đạt được", ông Mueller cho biết. Nguyên nhân là do một số kho dự trữ cần nhiều thời gian hơn để bổ sung khí đốt.

“Tôi không thể hứa rằng tất cả các cơ sở dự trữ khí đốt ở Đức đều được lấp đầy 95% vào tháng 11, ngay cả trong trường hợp có nguồn cung tốt”, ông Mueller nói. “Kịch bản khả dĩ nhất là ¾ số cơ sở dự trữ đạt mục tiêu này”.

Nga hiện cung cấp khí đốt cho Đức và châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 với lưu lượng tương đương 20% công suất và không loại trừ khả năng đường ống bị ngừng hoàn toàn "vì các vấn đề kỹ thuật".

Giới chức Đức đang đề ra nhiều phương án để giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt, bao gồm việc duy trì các nhà máy điện hạt nhân và ưu tiên nguồn cung khí đốt cho các ngành công nghiệp thiết yếu.

“Chúng tôi chưa biết cuộc khủng hoảng sẽ diễn biến như thế nào. Chúng tôi không thể chắc chắn về việc có phải cắt giảm khí đốt đối với người tiêu dùng hay không”, ông Mueller nói, theo Bloomberg.

Châu Âu “lao đao” vì cú sốc khí đốt

Cho dù giá dầu thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt, song giá khí đốt vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng qua đã làm dấy lên những lo ngại kinh tế châu Âu có nguy cơ rơi vào suy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN