Dự báo ba kịch bản cho xung đột Nga - Ukraine trong năm 2024

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sắp bước sang năm thứ ba. Trong bối cảnh chiến sự ở các tiền tuyến chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, một số nhà phân tích quân sự đã đưa ra những dự báo về ba kịch bản có thể xảy ra trong năm 2024.

Một người lính Ukraine bên cạnh khẩu súng phóng lựu cỡ lớn ở mặt trận Donbass (Ảnh: Getty).

Một người lính Ukraine bên cạnh khẩu súng phóng lựu cỡ lớn ở mặt trận Donbass (Ảnh: Getty).

Trong một bài phỏng vấn gần đây, Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky thừa nhận chiến dịch phản công của quốc gia này chưa đạt được hiệu quả như ông mong đợi. Hiện, phía Nga vẫn đang kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine.

Trong bối cảnh chiến sự ở các tiền tuyến chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, một số nhà phân tích quân sự ở Anh và Mỹ đã đưa ra những dự báo về ba kịch bản có thể xảy ra trong năm 2024.

Chiến sự vẫn sẽ kéo dài nhưng không phải vô thời hạn

Triển vọng chấm dứt tình trạng chiến sự liên miên ở Ukraine vẫn còn tương đối ảm đạm. So với thời điểm này năm ngoái, Nga mạnh hơn về mặt chính trị hơn là quân sự.

Tình hình trên các mặt trận vẫn chưa rõ ràng. Thời gian qua, chiến dịch phản công mùa đông của quân đội Ukraine dường như đã dừng lại. Tuy nhiên, quân đội Nga cũng chưa có bước đột phá nào đáng kể. Hơn bao giờ hết, kết quả phụ thuộc vào các quyết định mang tính chính trị được thực hiện ở cách xa trung tâm cuộc xung đột - tại Washington (Mỹ) và Brussels (trụ sở của Liên minh châu Âu - EU).

Trong khi đó, sự đoàn kết đầy ấn tượng của các nước phương Tây trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, được thể hiện kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu và kéo dài suốt năm 2023, đang bắt đầu dao động.

Cụ thể, những gói viện trợ quốc phòng tiếp theo của Mỹ cho Ukraine trong năm 2024 sẽ gặp khó khăn khi cần Quốc hội nước này thông qua. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng lập trường cứng rắn từ phía cơ quan lập pháp thể hiện cho đường lối “chính trị vụn vặt” ở Washington. Ở một diễn biến khác, tương lai viện trợ kinh tế của EU đối với Ukraine sẽ phụ thuộc không hề nhỏ vào lập trường “đi ngược số đông” của Hungary.

Sự do dự của các nước phương Tây đã thúc đẩy Tổng thống Nga Vladimir Putin kiên định hơn với lập trường của mình. Những lần xuất hiện trước công chúng gần đây, cùng các tuyên bố “đầy sức nặng” của ông Putin chứng tỏ nước Nga sẵn sàng với một cuộc xung đột lâu dài.

Theo ông Barbara Zanchetta, thuộc khoa Chiến tranh học ở Đại học King’s College London, việc chính quyền Washington đảo ngược các chính sách đối với Ukraine là khó xảy ra.

Trong khi đó, dù việc bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên EU với Ukraine (và Moldova) phần nhiều mang tính biểu tượng, động thái trên cho thấy khối này đã “ngầm” gửi tín hiệu tiếp tục ủng hộ với chính quyền của Tổng thống Zelensky trong cuộc xung đột với Nga.

Tựu chung lại, giải pháp khả dĩ nhất nhằm chấm dứt cuộc xung đột dai dẳng này là các cuộc đàm phán hòa bình, dù cho hai bên tham chiến vẫn đang từ chối.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong thời gian qua (Ảnh: Getty).

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn trong thời gian qua (Ảnh: Getty).

Hai bên củng cố lực lượng, chiến sự chưa chuyển biến đáng kể

Nguyên Tổng giám đốc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), ông Michael Clarke, là người dự báo kịch bản trên, khi nhận định quân đội Nga đang thiếu các trang thiết bị cũng như nhân lực để có thể tiến hành một chiến dịch tấn công chiến lược, ít nhất đến mùa xuân năm 2025.

Bên cạnh đó, dù không đúng khi nhận định tình hình chiến sự đang bế tắc, cả Nga và Ukraine đều đủ năng lực để chiến đấu theo kiểu giằng co, cho đến thời điểm một trong hai bên cố gắng thực hiện một sáng kiến chiến lược với hi vọng thay đổi cục diện cuộc chiến.

Về phía Ukraine, quốc gia này vẫn cần những nguồn viện trợ tài chính và khí tài quân sự đủ lớn từ các nước phương Tây trong năm 2024, để có thể củng cố tiềm lực (cũng như nội lực) quân sự, trước khi có thể nghĩ đến việc tiến hành một chiến dịch tấn công nhằm giải phóng các vùng bị Nga kiểm soát.

Trong bối cảnh chiến tranh thời đại công nghiệp hóa, các diễn biến trên chiến trường chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, còn cuộc “đấu trí” trên sa bàn chiến lược giữa các bên liên quan trong cuộc chiến, bên cạnh Nga và Ukraine, như Mỹ, Trung Quốc, EU hay thậm chí là Iran và Triều Tiên, sẽ định hình diễn biến của xung đột Nga-Ukraine trong năm 2024.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Volodomyr Zelensky (Ảnh: Getty).

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Volodomyr Zelensky (Ảnh: Getty).

Ukraine sẽ gây áp lực với Nga xung quanh bán đảo Crimea

Cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges, cho rằng quân đội Nga hiện thiếu khả năng đột phá, cũng như sự quyết đoán để có thể tiếp tục tấn công Ukraine, do đó sẽ làm những gì có thể để giữ vững những vùng đất chính quyền Moscow đang kiểm soát, với mục đích tranh thủ thời gian để tăng cường phòng thủ và mong phương Tây sẽ mất đi ý chí tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Tuy nhiên, phía Ukraine sẽ không dừng lại khi họ hiểu đây là một cuộc chiến “sinh tồn” và hiểu được hậu quả nếu như ngừng chiến đấu. Trong bối cảnh Chính phủ Mỹ sẽ tìm cách để thuyết phục Quốc hội nước này thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine, ông Hodges dự báo chính quyền của Tổng thống Zelensky sẽ có những hành động chiến lược bao gồm:

Tái thiết các đơn vị đã bị hao mòn sau nhiều tháng chiến đấu, nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.

Cải thiện hệ thống tuyển quân ở Ukraine để tối đa hóa nguồn nhân lực sẵn có.

Tăng cường sản xuất đạn dược và vũ khí.

Cải thiện khả năng hoạt động chống lại các công cụ tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga, bao gồm việc gây nhiễu, đánh chặn, định vị.

Trong điều kiện lý tưởng nhất, khi không quân Ukraine có thể sử dụng các máy bay tiêm kích F16 do Mỹ sản xuất và viện trợ từ đầu mùa hè năm 2024, quốc gia này có thể đối phó tốt hơn với các cuộc không kích của máy bay Nga, đồng thời gia tăng năng lực phòng không để hướng tới việc chiếm lại những vùng đất hiện do Nga kiểm soát.

Do đó, ông Hodges nhận định vùng đất chiến lược nhất còn lại do phía Nga kiểm soát, bán đảo Crimea, sẽ trở thành vùng đất “định đoạt kết quả” cuộc xung đột đã kéo dài gần ba năm qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Xung đột Nga - Ukraine, Israel - Hamas và những tác động đến toàn cầu

Các chuyên gia đánh giá rằng an ninh, kinh tế, chính trị toàn cầu đã phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ hai cuộc xung đột lớn hiện tại là Nga - Ukraine và Israel - Hamas.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Long - BBC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN