ĐT Việt Nam - Indonesia: Vì sao CĐV Indonesia hay gây gổ, từng đánh chết nhiều người?
Các cổ động viên Indonesia nổi tiếng bởi sự nhiệt thành với bóng đá nhưng lại tạo ra nhiều vết nhơ trong lịch sử và đó là một lý do khiến nền bóng đá Indonesia những năm qua giậm chân tại chỗ.
Cầu thủ Malaysia phải lên xe bọc thép để rời Jakarta sau trận thắng Indonesia ngày 5/9.
Trước trận đấu với ĐT Việt Nam trong khuôn khổ bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra vào 18 giờ 30 phút ngày 15.10, Liên đoàn bóng đá Indonesia đã bị FIFA phạt 45.000 USD vì để xảy ra tình trạng hỗn loạn trên khán đài ở Jakarta, trong trận đấu với Malaysia hồi tháng trước.
Tình hình trở nên mất kiểm soát khi Indonesia là đội mở tỉ số trước nhưng cuối cùng lại để thua ngược 2-3. Việc các cầu thủ đội khách, cùng quan chức Malaysia được sơ tán bằng xe bọc thép tạo nên một hình ảnh xấu với bóng đá Indonesia.
Phía Liên đoàn bóng đá Indonesia tuyên bố chấp nhận án phạt, hứa sẽ không để tình trạng như vậy tái diễn trong tương lai. Indonesia đã chuyển trận đấu với ĐT Việt Nam sang đảo Bali để tránh nguy cơ bạo lực tái xuất.
Nói về sự nóng tính và dễ mất kiểm soát của các cổ động viên Indonesia, cây viết John Duerden bình luận trên Channel News Asia rằng đây không phải là điều bất ngờ.
Indonesia có thể là quốc gia Đông Nam Á nằm trong top những nước có cổ động viên cuồng nhiệt nhất với bóng đá, nhưng sự cuồng nhiệt vượt khả năng kiểm soát cũng khiến quốc gia này vướng nhiều bê bối bạo lực nhất và bị phạt nhiều nhất.
Bạo lực dẫn đến chết người đôi khi vẫn xảy ra trên khán đài ở Indonesia.
Theo thống kê của Save Our Soccer, tính đến tháng 9.2018, có 70 cổ động viên Indonesia tử vong liên quan đến bạo lực sân cỏ kể từ năm 1994. Indonesia nổi tiếng là nơi nguy hiểm nhất để xem bóng đá và ngay cả các cầu thủ Indonesia cũng phải thừa nhận điều này.
Ngay cả các trận đấu trong nước cũng không tránh khỏi bạo lực. Các cổ động viên Indonesia ở hai bên chiến tuyến giống như lúc nào cũng có thể lao vào nhau nếu bị kích động.
Ngay cả lệnh cấm cổ động viên đội khách đến sân cũng không ngăn được thảm kịch. Cổ động viên xấu số Haringga Sirla đến Bandung vào tháng 9.2018 để xem đội nhà thi đấu ở sân khách.
Các cổ động viên đến từ Jakarta không được vào sân nhưng chàng thanh niên 23 tuổi này vẫn muốn thử vận may và kết quả là bị đánh chết bên ngoài sân vận động khi cổ động viên chủ nhà phát hiện ra “người lạ”.
Các nước Đông Nam Á muốn đăng cai World Cup 2034.
Các nhóm cổ động viên khác nhau ở Indonesia nhiều lần lên án những thảm kịch, hứa sẽ chấm dứt bạo lực. Nhưng nói luôn dễ hơn làm. Theo cây viết John Duerden, tình trạng bạo lực là một trong những nguyên nhân khiến bóng đá Indonesia giậm chân tại chỗ.
Indonesia cần phải sớm tìm ra cách chấm dứt bạo lực, hướng đến nền bóng đá đẹp, thân thiện. Bởi đây là thời điểm các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Indonesia, đang hướng đến kế hoạch cùng đăng cai World Cup 2034.
Điều này sẽ không thể trở thành hiện thực nếu các cổ động viên Indonesia vẫn tiếp tục gây rối tại các giải đấu quốc tế. Không một cổ động viên nước ngoài nào muốn đến Indonesia cổ vũ bóng đá khi bản thân có thể bị đe dọa, theo Channel News Asia.
Về phần mình, Liên đoàn bóng đá Indonesia hôm 9.10 đã cam kết làm mọi cách để đảm bảo an toàn cho các cổ động viên Việt Nam đến xem đội tuyển thi đấu ở Bali. Một số biện pháp được đưa ra bao gồm thiết lập lối vào sân và chỗ ngồi riêng, tách biệt giữa cổ động viên Việt Nam và Indonesia.
Phát biểu trong buổi họp báo trước trận đấu với đội tuyển Malaysia vào tối nay, tiền vệ trung tâm Đỗ Hùng Dũng đã...