Động vật bên bờ đại tuyệt chủng lần đầu sau khủng long
Đến năm 2020, số lượng động vật hoang dã có thể giảm tới 2/3, theo báo cáo khoa học mới phát hành.
Một con voi ở Ấn Độ được biết đã chết vì ăn cây có thuốc trừ sâu (Ảnh: Reuters)
Thế giới đang tiến gần đến sự tuyệt chủng động vật hàng loạt đầu tiên từ khi khủng long bị quét sạch 65 triệu năm trước đây, theo một khảo sát toàn diện nhất về động vật hoang dã từng được thực hiện.
Đến năm 2020, số lượng động vật có vú, chim, cá, bò sát và các loài có xương sống khác dự đoán sẽ giảm hơn 2/3 so với năm 1970, theo báo cáo Living Planet.
Tỷ lệ tuyệt chủng hiện tại là nhanh hơn 100 lần so với mức bình thường, lớn hơn tỉ lệ của 5 lần tuyệt chủng hàng loạt trước đây trong lịch sử Trái Đất.
Đến năm 2020, số lượng động vật có vú, chim, cá, bò sát và các loài có xương sống khác dự đoán sẽ giảm hơn 2/3 so với năm 1970
Báo cáo Living Planet được thực hiện bởi Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Hội Động vật học London (ZSL), phân tích dữ liệu của 3.706 loài động vật. Đây được coi là nghiên cứu toàn diện nhất về tình trạng hiện tại của động vật hoang dã toàn cầu.
Báo cáo cũng phát hiện từ năm 1970 đến năm 2012, các loài động vật đã suy giảm trung bình 58% số lượng. Nếu không có gì thay đổi, mức suy giảm này sẽ tăng lên 67% vào năm 2020, năm thế giới cam kết sẽ ngăn chặn sự biến mất của động vật hoang dã.
Tiến sĩ Mike Barrett, Giám đốc khoa học và chính sách của WWF ở Anh, cho biết: "Lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt động vật hoang dã từ sau khi khủng long tuyệt chủng 65 triệu năm trước.
"Việc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đã đe dọa môi trường sống, dồn ép các loài vật không thể thay thế đến bờ vực và đe dọa sự ổn định của khí hậu".
Sói bờm đang bị đe dọa vì môi trường sống của chúng ở Brazil đang được chuyển đổi thành trang trại đậu nành và đồng cỏ chăn nuôi gia súc
Trong khi những con khủng long có thể đã chết vì một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất, chỉ có một nguyên nhân duy nhất của vấn đề hiện tại: con người.
Ví dụ, những người săn trộm đã giết một số lượng lớn voi châu Phi. Trong một thập kỷ, số voi này đã giảm 111.000 con (giờ chỉ con 415.000 con).
Sói bờm đang bị đe dọa vì môi trường sống của chúng ở Brazil đang được chuyển đổi thành trang trại đậu nành và đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Ô nhiễm hóa chất đã ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển, từ cá kình để gấu Bắc cực.
Thế nhưng, tiến sĩ Barrett cũng nhấn mạnh tình hình vẫn chưa đến mức vô vọng. "Chúng ta biết cách để ngăn chặn chuyện này. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cần suy nghĩ lại về cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng, sau đó tính toán sự thành công và các giá trị của môi trường tự nhiên", tiến sĩ Barrett nói.