Động thái mới của Nga ở Belarus sau quyết định đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật

Lực lượng tên lửa Nga đã bắt đầu huấn luyện binh sĩ Belarus theo chỉ thị của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Iskander là mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga.

Iskander là mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật của Nga.

Hôm 3/4, Nga đã bắt đầu hướng dẫn binh sĩ Belarus vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Belarus đã sở hữu một số tổ hợp Iskander từ năm ngoái, nhưng chương trình huấn luyện lần này dường như tập trung vào khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật cho các hệ thống Iskander, theo Sputnik.

"Hôm 3/4, chúng tôi sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Belarus. Ngày 1/7, chúng tôi sẽ hoàn thành cơ sở đặc biệt để lưu giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus", Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra tuyên bố hồi tháng trước.

Ngoài tên lửa Iskander, Nga cũng giúp Belarus hiện đại hóa các máy bay chiến đấu để mang vũ khí hạt nhân. Tiêm kích đa năng Su-30SM do Nga sản xuất có thể mang bom hạt nhân nặng khoảng 500kg. Ngoài ra, tiêm kích hạng nặng MiG-31K cũng có thể phóng tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal trang bị đầu đạn hạt nhân.

Nhưng đáng chú ý nhất trong số các hệ thống vũ khí Nga có thể phóng đầu đạn hạt nhân chiến thuật là tên lửa Iskander. Theo Sputnik, Nga sở hữu 162 hệ thống Iskander, 150 trong số này thuộc sở hữu của lục quân và 12 thuộc sở hữu của hải quân.

Hệ thống Iskander-M của Nga.

Hệ thống Iskander-M của Nga.

Mỗi xe phóng Iskander có thể mang hai tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Sức công phá tùy vào mục đích sử dụng, có thể từ 1 kT cho đến 50 kT (bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản có sức công phá 13 kT).

Theo báo Nga, bán kính lệch mục tiêu (CEP) của tên lửa Iskander là 5 - 7 mét. Hệ thống có tầm bắn tối thiểu 50km và tối đa 500km. 

Một khi được triển khai ở phía tây Belarus cùng với đầu đạn hạt nhân chiến thuật, tên lửa Iskander có tầm bắn bao phủ hầu hết lãnh thổ Ba Lan và phía bắc Ukraine, báo Nga cho biết.

Sau khi rời bệ phóng, đạn tên lửa Iskander sẽ đạt tốc độ lên tới 2,6 km/giây, bay ở độ cao từ 6 - 50km, có thể thay đổi hành trình trong khoảng thời gian bay để né tránh hệ thống phòng không đối phương.

Ukraine hiện không có hệ thống phù hợp đánh chặn tên lửa Iskander của Nga. Nhưng các tên lửa Patriot mà Mỹ sắp chuyển tới Ukraine được cho là có thể đánh chặn Iskander.  

Đại sứ Nga nói về vị trí đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước đồng minh Belarus

Nga sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật gần biên giới giữa Belarus với các nước thành viên NATO, Đại sứ Nga tại Belarus đưa ra tuyên bố hôm 2/4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN