Động thái lạ của Taliban sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan

Ngày 17-8, Taliban tuyên bố ân xá trên khắp Afghanistan, đồng thời kêu gọi nữ giới tham gia vào chính phủ do lực lượng này thành lập.

Đây được cho là nỗ lực nhằm thuyết phục người dân rằng họ đã thay đổi, giữa lúc người dân cố gắng đổ về sân bay để tháo chạy.

Sau khi ​​nhiều thành phố rơi vào tay Taliban mà không quá tốn sức, Taliban đã tìm cách thể hiện bản thân ôn hòa hơn so với khi họ áp đặt một chế độ cai trị tàn bạo vào cuối những năm 1990. Thế nhưng nhiều người Afghanistan vẫn hoài nghi.

Lời hứa ân xá từ Enamullah Samangani, một thành viên của ủy ban văn hóa của Taliban, là bình luận đầu tiên về đường lối của Taliban. Tuy nhiên, viễn cảnh đó vẫn còn mơ hồ vì Taliban vẫn đang đàm phán với các nhà lãnh đạo chính trị của chính phủ đã sụp đổ và chưa có thỏa thuận bàn giao chính thức nào được công bố.

Người dân đổ về sân bay ở thủ đô Kabul để trốn chạy. Ảnh: AP

Người dân đổ về sân bay ở thủ đô Kabul để trốn chạy. Ảnh: AP

Hãng AP cho biết quan chức cấp cao của Taliban là Amir Khan Muttaqi đã đến Kabul đàm phán với các lãnh đạo chính trị, bao gồm ông Abdullah Abdullah - lãnh đạo hội đồng đàm phán của Afghanistan.

Taliban tuyên bố ân xá cho toàn bộ quan chức chính quyền Afghanistan và kêu gọi họ quay trở lại làm việc. Các thủ lĩnh Taliban khác từng nói họ sẽ không tìm cách trả thù những người đã làm việc với chính phủ Afghanistan hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, một số người ở Kabul cáo buộc Taliban có danh sách những người hợp tác với chính phủ và đang truy lùng họ.

Ông Samangani tuyên bố: "Tiểu vương quốc Hồi giáo không muốn phụ nữ trở thành nạn nhân. Họ nên được tham gia làm việc trong chính phủ theo luật Shariah. Hiện tại, cơ cấu của bộ máy chính phủ vẫn chưa rõ ràng nhưng dựa theo kinh nghiệm, Afghanistan sẽ cần một bộ máy lãnh đạo Hồi giáo hoàn toàn và có sự tham gia của tất cả các bên".

Theo hãng tin AP, ông Samangani không nêu rõ các chi tiết khác, ngụ ý rằng mọi người đã biết rõ các quy tắc của luật Hồi giáo mà Taliban mong muốn họ phải tuân theo. Ông Samangani nói thêm: "Người dân của chúng tôi là những người Hồi giáo và chúng tôi không đến đây để ép buộc họ theo đạo Hồi".

Binh sĩ Mỹ đứng gác dọc sân bay quốc tế ở Kabul ngày 16-8. Ảnh: AP

Binh sĩ Mỹ đứng gác dọc sân bay quốc tế ở Kabul ngày 16-8. Ảnh: AP

Mặc dù không có nhiều báo cáo về các vụ lạm dụng hoặc giao tranh tại Kabul, nhiều người dân vẫn ở trong nhà và lo sợ khi Taliban thả tù nhân trong các nhà tù và chiếm đóng kho vũ khí. Những người lớn tuổi nhớ lại chính sách cai trị theo quan điểm Hồi giáo cực đoan của lực lượng này, trong đó có việc thực thi những hình phạt khắc nghiệt như ném đá, hành quyết công khai trước thời điểm Mỹ can thiệp quân sự.

Trong khi đó, ngày 17-8, sân bay quốc tế của Kabul, lối thoát duy nhất cho nhiều người, đã mở cửa trở lại cho các chuyến bay sơ tán quân sự dưới sự giám sát của quân đội Mỹ. Tất cả các chuyến bay trước đó bị đình chỉ vào ngày 16-8 khi hàng ngàn người đổ xô đến sân bay, tuyệt vọng tìm cách tháo chạy. Các quan chức Mỹ cho biết ít nhất 7 người chết trong vụ hỗn loạn.

Tình hình vẫn còn khó khăn. Đại sứ quán Mỹ tại Kabul yêu cầu người Mỹ đăng ký sơ tán trực tuyến nhưng không đến sân bay trước khi được liên lạc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Đức cho biết một máy bay vận tải quân sự đầu tiên của Đức đã hạ cánh xuống Kabul nhưng chỉ có thể chở 7 người.

Bộ Ngoại giao Đức giải thích là do điều kiện hỗn loạn tại sân bay và việc giao tranh thường xuyên tại điểm tiếp cận. Một chuyến bay quân sự đặc biệt đã sơ tán khoảng 120 quan chức Ấn Độ. Các thành viên Đại sứ quán Thụy Điển ở Kabul cũng đã quay về Thụy Điển.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều khiến người Afghanistan lo sợ khi Taliban kiểm soát đất nước

Taliban hứa hẹn một kỷ nguyên hòa bình mới ở Afghanistan với việc bỏ qua cho những người đã đối đầu với họ trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN