Động thái "lạ" của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm kiếm giải pháp trên toàn cầu nhằm ngăn chặn nguồn thu dầu mỏ khổng lồ của Nga, thậm chí có thể “cởi trói” cho các quốc gia dầu mỏ bị Mỹ cấm vận như Iran, Venezuela.

Tổng thống Mỹ Joe BIden đối mặt thách thức khi thuyết phục đồng minh hạn chế phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

Tổng thống Mỹ Joe BIden đối mặt thách thức khi thuyết phục đồng minh hạn chế phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cử quan chức tới Venezuela tuần qua để đàm phán về việc cho phép nước này bán dầu ra thị trường quốc tế, giúp thay thế nguồn dầu mỏ từ Nga.

Ông Biden cũng cân nhắc tới thăm Ả Rập Saudi để thuyết phục vương quốc này đẩy mạnh nguồn cung dầu mỏ. Ngoài ra, một thỏa thuận hạt nhân mới cũng có thể giúp một lượng lớn dầu mỏ của Iran được bán ra thị trường quốc tế, theo CNN.

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Venezuela, Iran hay Ả Rập Saudi không phải là các đối tác tin cậy của Mỹ. Nhưng cuộc xung đột dẫn đến những đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga, khiến giá dầu không ngừng tăng mạnh.

Giá nhiên liệu ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất lịch sử, vượt qua ngưỡng 4,11 đô la mỗi gallon của năm 2008.

Để bình ổn thị trường dầu mỏ, Mỹ cần thuyết phục các đối tác, thậm chí “cởi trói” để Venezuela và Iran xuất khẩu dầu ra thị trường quốc tế.

Nga hiện xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày, một nửa được chuyển tới các quốc gia châu Âu. Venezuela hiện là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể giúp Mỹ bù đắp. Nhưng quốc gia này cần thời gian xây dựng lại mạng lưới sản xuất dầu mỏ sau một thời gian dài bị Mỹ cấm vận.

Đối với Iran, trước khi bị Mỹ cấm vận, nước này xuất khẩu khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ả Rập Saudi có năng lực đẩy mạnh xuất khẩu dầu, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện sự sẵn sàng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nêu rõ quan điểm cần phải gây thiệt hại cho Nga ở lĩnh vực mà Moscow thu lời nhiều nhất. Đó là năng lượng. Nói cách khác, để đồng minh giảm phụ thuộc vào dầu từ Nga, Mỹ cần tìm tới các nguồn cung cấp khác, CNN nhận định.

Hiện vẫn chưa rõ các nỗ lực của Mỹ sẽ có kết quả ra sao. Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Mỹ Latin.

Ả Rập Saudi hiện duy trì quan hệ nồng ấm với Nga, đặc biệt khi ông Biden vẫn chưa có bất kì cuộc tiếp xúc trực tiếp nào với thái tử Mohammed bin Salman.

Đối với Iran, việc Mỹ “cởi trói” cho quốc gia này có thể dẫn đến các hệ lụy sau này, cũng như tạo cơ hội để Iran mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông.

Ở thời điểm hiện tại, giới chức Mỹ không loại trừ khả năng Nga sử dụng quân bài năng lượng để gây sức ép với châu Âu. Mỹ với vai trò lãnh đạo trong liên minh quân sự NATO, có trách nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng cho châu Âu, do đó vẫn phải tìm kiếm các nguồn cung cấp tiềm năng có thể thay thế Nga, theo CNN.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu từ Nga

Tổng thống Joe Biden ngày 8.3 công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga, dù thừa nhận quyết định này sẽ làm tăng giá nhiên liệu trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN