Động thái cứng rắn hiếm hoi của các lãnh đạo G7 với Trung Quốc
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ngày 28.6 ra tuyên bố chung nhắc đến Trung Quốc 14 lần, chỉ trích mối quan hệ của Trung Quốc với Nga, vấn đề nhân quyền và hoạt động kinh tế bất bình đẳng.
Các nhà lãnh đạo G7 đã thận trọng hơn trong cách tiếp cận với Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buối sáng (SCMP), đây là lần hiếm hoi các nhà lãnh đạo G7 đưa ra tuyên bố thẳng thắn, 14 lần đề cập đến Trung Quốc trong tuyên bố chung. Năm ngoái, tuyên bố chung của G7 chỉ nhắc đến Trung Quốc 4 lần.
Nhóm G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản và Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU). Tất cả đều áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Việc Trung Quốc từ chối lên án hành động quân sự của Nga, âm thầm hỗ trợ Nga là điều mà các nhà lãnh đạo G7 chỉ trích mạnh mẽ nhất.
“G7 kêu gọi Trung Quốc hối thúc Nga tuân thủ ràng buộc pháp lý của Tòa án Công lý Quốc tế ngày 16.3.2022 và tuân thủ các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc”, tuyên bố cho biết.
G7 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, trong bối cảnh phương Tây lo ngại khả năng Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu thu hồi hòn đảo bằng vũ lực.
“Chúng tôi đặc biệt quan ngại tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc làm gia tăng căng thẳng ”, tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 cho biết, nói thêm rằng “không có cơ sở pháp lý nào cho các yêu sách hàng hải phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông”.
G7 cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản, đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương, cũng như cam kết “duy trì mức độ tự chủ cao ở đặc khu Hong Kong”.
Tuyên bố cũng kêu gọi Trung Quốc “đóng góp một cách xây dựng” vào sáng kiến xóa nợ cho các nước đang phát triển. Phần dài nhất trong tuyên bố được dành cho “vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu”.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng thúc đẩy sự đổi mới để tái tổ chức lại các chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ nhấn mạnh sự đoàn kết của G7 trong việc đối phó các hoạt động cạnh tranh kinh tế không công bằng của Trung Quốc.
Các nước thành viên G7 trước đây thường không thống nhất áp đặt chiến lược cứng rắn với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Nhưng G7 đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn khi nhận thấy Trung Quốc đang có những nỗ lực nhằm tái định hình nền kinh tế toàn cầu.
“G7 sẽ cam kết tăng cường phát triển các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng một cách có trách nhiệm, bền vững và minh bạch, đồng thời thiết lập một chiến lược tương lai có tính tới chế biến, tinh chế và tái chế”, tuyên bố cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, G7 có thể phải mất nhiều năm để xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản riêng và hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc
Nhiều cam kết khác trong tuyên bố của G7 được cho là phản ứng đối với lộ trình chiến lược “Made in 2025” của Trung Quốc nhằm chiếm ưu thế về công nghệ cao.
Các chuyên gia cho rằng phương Tây đang tụt hậu về công nghệ so với Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh đã đề ra chiến lược tập trung nguồn lực để thống trị các công nghệ tương lai.
Một quan chức chính quyền Mỹ nói Trung Quốc sẽ lần đầu tiên được nêu tên trong khái niệm chiến lược mới của NATO – tài liệu định hình chính sách an ninh của liên minh trong...
Nguồn: [Link nguồn]