Động thái của Trung Quốc khi Nhật Bản có thể sắp xả nước phóng xạ ra biển

Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc ngày 5/7 đưa ra tuyên bố phản đối kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản ra biển. Nhà chức trách Trung Quốc sẽ giám sát chặt chẽ mức độ phóng xạ ở môi trường biển để kịp thời đưa ra cảnh báo sớm nếu có bất thường.

Trung Quốc không cho rằng Nhật Bản có thể đảm bảo an toàn 100% một khi nước thải phóng xạ được xả ra biển.

Trung Quốc không cho rằng Nhật Bản có thể đảm bảo an toàn 100% một khi nước thải phóng xạ được xả ra biển.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 4/7 đã bật đèn xanh để Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

IAEA đánh giá "kế hoạch của Nhật Bản phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn quốc tế". Nhật Bản có thể bắt đầu xả nước thải ra biển sớm nhất vào tháng 8.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, báo cáo của IAEA không phản ánh đầy đủ quan điểm của các chuyên gia tham gia đánh giá và kết luận không được tất cả các chuyên gia đồng tình. Phía Trung Quốc lấy làm tiếc khi IAEA công bố báo cáo một cách vội vàng, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.

Phản hồi về thông tin nước thải xả từ các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc có chứa đồng vị phóng xạ tritium gấp 6,5 lần nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho biết, "thông tin này được lan truyền nhằm gây hiểu lầm".

Nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý mà Nhật Bản sắp xả ra biển về cơ bản khác với nước thải do các nhà máy điện hạt nhân tạo ra trong quá trình vận hành bình thường, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc đưa ra thông báo. Nước thải từ nhà máy Fukushima chứa các đồng vị phóng xạ khác với nước thải từ các nhà máy hạt nhân thông thường và mức độ xử lý cũng khó khăn hơn nhiều.

Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại. Để tạm thời làm lò phản ứng, Nhật Bản đã phải bơm hơn 1 triệu tấn nước. Lượng nước nhiễm phóng xạ này được lưu giữ ở hàng trăm bể chứa, trải qua quá trình xử lý phức tạp.

Nhật Bản khẳng định hệ thống lọc tinh vi đã loại bỏ hầu hết các đồng vị phóng xạ có hại trong nước, chỉ để lại tritium. Lượng nhỏ tritium có thể hòa lẫn với nước biển và không gây ô nhiễm môi trường, nhà chức trách Nhật Bản cho biết.

Tuy nhiên, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho rằng, không có gì đảm bảo rằng nước thải Nhật Bản sắp xả ra biển là an toàn 100%. Nhật Bản có thể đã trộn theo tỷ lệ 10 thùng nước thải nhiễm phóng xạ nồng độ cao với lượng lớn nước thải hạt nhân thông thường, từ đó tạo ra nước thải đủ tiêu chuẩn, nhà chức trách Trung Quốc nhận định.

Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc khẳng định sẽ giám sát kỹ lưỡng môi trường biển và đưa ra cảnh báo sớm nếu có bất thường, một khi Nhật bản xả nước phóng xạ ra biển.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhật Bản xử lý nước thải nhiễm phóng xạ ra sao?

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế đã bật đèn xanh đối với kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN