Động thái của phương Tây khiến quân đội Myanmar "ngả" về phía TQ?

Dữ liệu kinh tế cho thấy, chính phủ dân sự Myanmar dưới thời bà Aung San Suu Kyi có xu hướng ngả về phương Tây. Hậu đảo chính, trước sức ép từ phương Tây, quân đội Myanmar rất có thể sẽ ngả về Trung Quốc.

Nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc của Myanmar được cho là không dễ dàng, nhất là sau cuộc đảo chính quân sự. Ảnh minh họa: Nikkei Asia

Nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc của Myanmar được cho là không dễ dàng, nhất là sau cuộc đảo chính quân sự. Ảnh minh họa: Nikkei Asia

Theo Nikkei Asia, Myanmar, dưới thời của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân Chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu, có nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở rộng quan hệ với phương Tây. Hệ quả là dư nợ với Trung Quốc giảm 26%. Cùng với đó, thâm hụt thương mại với Bắc Kinh cũng giảm. 

Hậu đảo chính quân sự, nếu Mỹ và các nước châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của Myanmar. Theo Nikkei Asia, trong bối cảnh đó, chính quyền quân sự của quốc gia Đông Nam Á rất có thể sẽ ngả về Trung Quốc, nước đang mở rộng ảnh hưởng thông qua sáng kiến "Vành đai Con Đường" (BRI). 

Trung Quốc đã coi các nước Đông Nam Á là một khu vực quan trọng với sáng kiến "Vành đai Con đường" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xướng năm 2013. 

Theo công ty cung cấp dữ liệu Refinitiv, khoản tài trợ liên quan đến BRI dành cho 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lên tới hơn 304 tỷ USD, tính từ năm 2013 tới nay. 

Myanmar, Lào và Campuchia là 3 nước chịu ảnh hưởng lớn từ Bắc Kinh. Dù khoản tài trợ cho Myanmar chỉ ở mức 21,7 tỷ USD, chưa bằng 1/3 khoản tài trợ của Trung Quốc cho Indonesia, nhưng Myanmar lại chấp nhận các khoản đầu tư và khoản vay từ Bắc Kinh, lớn gấp 1,6 - 2 lần chi tiêu tài chính hàng năm. 

Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với Myanmar rất dễ nhận thấy. Tại Yangon, nơi cấm xe máy, xe buýt là phương tiện công cộng phổ biến nhất và hầu hết chúng là hàng sản xuất tại Trung Quốc. Dù phát triển thương mại của Myanmar với Mỹ, Nhật và các nước châu Âu gia tăng, Trung Quốc vẫn là nhà xuất nhập khẩu lớn nhất ở Myanmar, chiếm hơn 30% thương mại của quốc gia Đông Nam Á này. 

Dù vậy, Myanmar có truyền thống "giữ mình", tránh bị lệ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh. 

Theo Ngân hàng Thế giới, dư nợ của Myanmar với Trung Quốc là 3,34 tỷ USD vào cuối năm 2019, giảm 26% so với cuối năm 2015 - thời điểm ngay trước khi đảng NLD lên nắm quyền. 

Điều này trái ngược với mức tăng lần lượt là 72% và 34% của các nước láng giềng Lào và Campuchia, trong cùng thời điểm. Ngoài ra, tỷ trọng nợ nước ngoài (Trung Quốc) của Myanmar cũng giảm xuống, từ 45% (năm 2015) xuống chỉ còn 30% (năm 2019). 

Nếu rơi vào tình trạng vỡ nợ,  Myanmar có thể sẽ dính "bẫy nợ" của Trung Quốc. Hệ quả là việc phải bàn giao các cơ sở hạ tầng quan trọng cho Bắc Kinh. Myanmar hiểu rất rõ điều này. 

Nikkei Asia cho rằng, quá trình "giữ mình" của Myanmar được dự báo là không dễ dàng. 

Ví dụ, cuộc đàn áp người hồi giáo Rohingya - một cuộc khủng hoảng trầm trọng năm 2017 ở Myanmar - đã nhận nhiều chỉ trích từ nước ngoài. Từ sự kiện này, các công ty phương Tây cũng thận trọng hơn khi đầu tư vào Myanmar. 

Ngoài ra, Mỹ và châu Âu đang xem xét các biện pháp trừng phạt với chính quyền quân sự Myanmar - động thái có thể khiến đầu tư nước ngoài vào Myanmar bị đình trệ. Hôm 5/2, công ty đồ uống của Nhật Bản, Kirin Holdings, tuyên bố sẽ chấm dứt liên doanh bia với Myanmar. 

Nếu bị cô lập, chính quyền quân sự Myanmar rất có thể sẽ "ngả" về Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn về việc này. 

Một nguồn tin từ Bắc Kinh chia sẻ với Nikkei Asia: "Việc xử lý vấn đề ở Myanmar phụ thuộc chủ yếu vào Mỹ". Hiện tại, Bắc Kinh đang tìm cách trao đổi với Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề này. Hôm 2/2, ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Nhiệm vụ của Trung Quốc và Mỹ là khôi phục mối quan hệ theo hướng phát triển và mang tính xây dựng". 

Theo Nikkei Asian, Trung Quốc dường như đang áp dụng chính sách "chờ - xem" trong việc đưa ra phản ứng với cuộc đảo chính ở Myanmar. Điều này có nghĩa là chính quyền quân sự Myanmar sẽ chịu rủi ro đầu tư không chỉ từ phương Tây mà còn cả Trung Quốc. 

Các nước phương Tây và Nhật Bản đang phải đối mặt với thách thức khó khăn trong việc đưa ra chính sách để vừa ngăn Myanmar "ngả" về Trung Quốc, vừa ủng hộ nền dân chủ của nước này. 

Đảo chính xong, quân đội Myanmar gặp thách thức lớn

Các tướng lĩnh quân đội Myanmar đã lật đổ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, nắm quyền kiểm soát đất nước, nhưng thách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN