Động thái chưa từng có của EU đối với tài sản đóng băng của Nga

Lần đầu tiên kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý về mặt nguyên tắc việc tịch thu lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chuyển cho Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Ursula von der Leyen.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Ursula von der Leyen.

EU ngày 8/5 thông báo đã đạt đồng thuận về mặt nguyên tắc việc chuyển lợi nhuận tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine. Văn bản pháp lý sẽ vẫn cần được Hội đồng châu Âu phê chuẩn trước khi chính thức có hiệu lực, theo RT.

Đề xuất của EU nhắm tới 191 tỷ euro (khoảng 205 tỷ USD) tài sản Nga bị Trung tâm thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở tại Bỉ phong tỏa. Tổng cộng, các nước phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD giá trị tài sản Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.

Ước tính tài sản Nga bị Trung tâm thanh toán bù trừ Euroclear phong tỏa tạo ra khoảng 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) tiền lãi mỗi năm, tùy thuộc vào mức lãi suất quy định.

Theo đề xuất, EU sẽ chuyển 90% khoản tiền lãi này cho Ukraine dưới dạng mua sắm vũ khí và 10% dưới dạng hỗ trợ phi quân sự. Nếu không có gì thay đổi, Ukraine sẽ bắt đầu nhận được sự hỗ trợ bổ sung theo đề xuất trên trong tháng 7.

"Không có biểu tượng nào mạnh mẽ hơn và hữu dụng hơn khi sử dụng khoản tiền đó để biến Ukraine và châu Âu trở nên an toàn hơn", Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), Ursula von der Leyen nói sau khi các lãnh đạo EU đạt đồng thuận.

Bất chấp diễn biến mới có lợi, Ukraine vẫn tỏ ra chưa hài lòng, nói rằng muốn EU hành động quyết liệt hơn nữa, tịch thu toàn bộ tài sản Nga thay vì chỉ tịch thu tiền lãi mỗi năm.

Giới chức EU cho rằng, tịch thu tài sản Nga như Ukraine mong muốn sẽ tạo ra tiền lệ xấu và gây ảnh hưởng đến danh tiếng của đồng euro.

Euroclear cảnh báo việc tịch thu tài sản Nga sẽ khiến các nhà đầu tư quốc tế lo ngại và suy nghĩ lại về việc đầu tư vào châu Âu.

Nga hiện chưa phản ứng với động thái mới từ EU. Moscow đã nhiều lần cảnh báo việc châu Âu tịch thu tài sản Nga bị coi là hành vi trộm cắp, vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tiền tệ phương Tây và hệ thống tài chính toàn cầu.

Tháng 2/2024, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu tài sản Nga ở châu Âu bị tịch thu. Tổng giá trị đầu tư của EU, nhóm G7, Úc và Thụy Sĩ vào Nga đạt 288 tỷ USD, tính đến cuối năm 2022.

Chasiv Yar, thành phố ở miền đông Ukraine, là địa điểm quan trọng với cả Ukraine và Nga trong tình hình giao tranh hiện tại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN