Đồng minh truyền thống ngả sang Trung Quốc khiến Mỹ đau đầu?

Đảo quốc Thái Bình Dương sắp hết hạn hiệp ước quân sự với Mỹ trong khi Trung Quốc ngày càng tích cực đầu tư với tham vọng xây một cảng quân sự mang ý nghĩa chiến lược.

Đồng minh truyền thống ngả sang Trung Quốc khiến Mỹ đau đầu? - 1

Tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo mới đây có chuyến thăm Trung Quốc.

Tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo, đầu tháng này có chuyến thăm Trung Quốc, đặt chân đến Vạn Lý trường Thành. Theo Huang Zheng, đại sứ Trung Quốc tại quốc gia Thái Bình Dương, hai nước “thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp lên một tầm cao mới”, trong chuyến thăm của ông Panuelo.

Đầu tư của Trung Quốc vào Micronesia đã đạt đến mức kỷ lục trong 3 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao. Bắc Kinh cam kết đầu tư 72 triệu USD vào Micronesia để giúp quốc gia này phát triển kinh tế, tương đương tổng mức đầu tư suốt 30 năm qua.

Micronesia là một trong 3 quốc gia Thái Bình Dương chia sẻ mối quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ theo Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA). Hiệp ước cho phép công dân Micronesia tự do sống và làm việc ở Mỹ. Đổi lại, Micronesia cùng hai nước láng giềng Palau và quần đảo Marshall cho phép quân đội Mỹ độc quyền tiếp cận không phận và lãnh hải.

Hiệp ước này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2023. Các nhà phân tích cảnh báo, mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Micronesia và Trung Quốc có thể làm mai một mối quan hệ quốc phòng lâu đời kể từ sau Thế chiến 2.

Palau, Micronesia và quần đảo Marshall là 3 quốc gia ở Thái BÌnh Dương có hiệp ước quân sự với Mỹ.

Palau, Micronesia và quần đảo Marshall là 3 quốc gia ở Thái BÌnh Dương có hiệp ước quân sự với Mỹ.

Micronesia có số dân chỉ 113.000 người, phụ thuộc vào nguồn tài chính người dân đi làm ở Mỹ gửi về, cũng như khoản tiền hỗ trợ của Mỹ theo COFA. Hiệp ước sắp hết thời hạn đặt dấu hỏi về mối quan hệ đồng minh truyền thống, trong khi các khoản đầu tư của Trung Quốc ngày càng có giá trị hơn.

“Chuyến thăm của ông Panuelo tới Trung Quốc là ví dụ cho thấy Trung Quốc chỉ cần làm rất ít nhưng thu lại rất nhiều. 100 triệu USD không phải một số tiền quá lớn với họ và họ có thể đe dọa đến COFA”, Derek Grossman, chuyên gia phân tích cấp cao tại Rand Corporation, nói.

Kim ngạch thương mại song phương giữa Micronesia và Trung Quốc đã tăng gần 30% mỗi năm trong 5 năm qua, theo các số liệu chính thức. Các khoản tiền Trung Quốc hỗ trợ Micronesia được sử dụng để xây tổ hợp văn phòng và nhà ở cho quan chức chính phủ, trung tâm hội nghị quốc gia, cơ sở hạ tầng giao thông, tài trợ trao đổi du học sinh.

“Trung Quốc đã nâng mối quan hệ với Micronesia lên tầm đối tác chiến lược toàn diện trên tất cả các lĩnh vực”, Jian Zhang, phó giáo sư tại Học viện quốc phòng Úc, nhận định.

Trong chuyến thăm vừa qua, ông Panuelo gọi Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu, còn Mỹ là đối tác an ninh hàng đầu. Gerard Finin, giáo sư tại Đại học Cornell, cũng chỉ ra yếu tố khiến Bắc Kinh có thể dễ dàng lôi kéo các đồng minh truyền thống của Mỹ.

Micronesia nhận nhiều khoản tiền hỗ trợ từ Trung Quốc trong bối cảnh hiệp ước với Mỹ sắp hết hạn.

Micronesia nhận nhiều khoản tiền hỗ trợ từ Trung Quốc trong bối cảnh hiệp ước với Mỹ sắp hết hạn.

Đó là việc Mỹ dành rất ít các cuộc hội đàm cấp cao cũng như chưa bao giờ dành nghi thức tiếp đón cấp quốc gia cho lãnh đạo Micronesia.

Trung Quốc có thể không cần phải chờ đến khi COFA hết hiệu lực vào năm 2023 mới chính thức nhảy vào đảo quốc Thái Bình Dương. Bang Chuck chiếm một nửa số dân Micronesia hiện sắp bỏ phiếu đòi độc  lập.

Nếu điều này xảy ra, bang Chunk sẽ không bị ràng buộc bởi COFA, mở ra cơ hội lớn cho Trung Quốc. Chuuk là nơi có vùng biển sâu nhất ở Thái Bình Dương, đặc biệt có giá trị đối với các hoạt động quân sự chiến lược và hoạt động của tàu ngầm.

Phó giáo sư Jian Zhang nhận định, Bắc Kinh có thể sẽ tìm cơ hội xây dựng một cảng quân sự ở bang Chuuk. Zhang nói chiến lược này nằm trong Sáng kiến Vành đai Con đường mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn có khả năng bang Chuuk sẽ cam kết tôn trọng COFA cho đến khi hiệp ước này hết liệu lực vào năm 2023. Đảo quốc Micronesia hoàn toàn có thể tận dụng sự quan tâm của Trung Quốc để Mỹ dành quyền lợi lớn hơn nữa cho quốc gia này nếu gia hạn COFA.

Đảo quốc Thái Bình Dương thẳng thừng từ chối Trung Quốc, ủng hộ Đài Loan

Đảo quốc Thái Bình Dương Tuvalu đã từ chối lời đề nghị của các công ty Trung Quốc, coi đây là động thái làm tổn hại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN